Tháng mười năm Kiến An thứ mười hai, Tào Tháo trở lại Hứa Đô.
Ngay trong ngày đầu thất của Lưu Biểu thì Tào Tháo lệnh cho bốn châu Duyện Châu, Dự Châu, Từ Châu, Ti Châu triệu tập hai trăm ngàn quân, nhanh chóng hướng về hai quận Toánh Xuyên, Nhữ Nam tập kết lại. Đồng thời lại lệnh cho Hạ Quân Đôn tướng quân, Phủ Doãn Hà Nam Hạ Hầu Uyên, Thái Thú Toánh Xuyên Chung Diêu, Thái Thú Lương quận Sử Hoán, Thái Thú Trần quận Lã Càn, Thái Thú Trần Lưu Tư Mã Lãng dẫn quân tiến vào chiếm giữ quận Nam Dương trước, đóng quân ở quận trị Nam Dương Uyển Thành
Ngay sau đó, Tào Tháo lại lần nữa truyền lệnh cho Mao Ngọc Giới làm Thái Thú quận Nhữ Nam, tiếp nhận chức vụ của Lý Thông.
Bãi chức vụ Thứ Sử Dự Châu của Giả Hủ, tạm thay chức Thứ Sử Duyện Châu của Mãn Sủng đồng thời lại hạ lệnh cho binh mã Nam Dương tập kết về Tân Dã, áp sát Đặng huyện.
Chương Lăng tuyên bố phá xong, đại diện cho môn hộ phía đông Nam quận bị đánh mở.
Tào Chân dẫn tám ngàn quân đóng tại Bạch Thủy Hương, như hổ rình mồi với Tương Dương.
Ngày thứ hai đầu thất lễ tang của Lưu Biểu, Tào Tháo hạ lệnh cho Đại Đô Đốc Hổ Báo Kỵ là Tào Thuần dẫn bộ tiến vào chiếm giữ Nam Dương, bãi chức Thái Thú quận Nam Dương của Tào Bằng, Tào Thuần lên thay. Lập tức đạo quân thứ hai của Tào Tháo được phát ra, lệnh cho Tào Bằng làm Phó Đô Đốc Hổ Báo Kỵ, tạm thống lĩnh Hổ Báo kỵ..
Mệnh lệnh này vừa gửi đi thì đã khiến cho vô số người kinh ngạc.
Ai cũng biết Hổ Báo kỵ là thân binh của Tào Tháo. Tổng số người tuy không nhiều nhưng đích thực là tinh nhuệ trong tinh nhuệ.
Từ sau năm Kiến An thứ tám, Tào Thuần tuy vẫn là Đại Đô Đốc Hổ Báo Kỵ, nhưng trên thực tế thì hoàn toàn không quản lý Hổ Báo kỵ
Cai quản Hổ Báo kỵ, thiết lập một Phó Đô Đốc, ba Hổ Kỵ Lang tướng,, ba Hổ Báo kỵ tướng, chịu sự thống lĩnh cai quả của Phó Đô Đốc. Nói đúng hơn là, người thật sự nắm giữ Hổ Báo kỵ là Phó Đô Đốc chứ không phải là Tào Thuần. Trước đây, Tào Chân là Phó Đô Đốc, sau khi Tào Chân rời khỏi Hổ Báo kỵ, chức Phó Đô Đốc treo ở đó mà chưa quyết. Khi mà chinh phạt U Châu, Hổ Báo kỵ tạm thời dưới sự quản lý của Tào Chương. Sau khi trận chiến Bạch Đằng Sơn kết thúc, Tào Chương làm Bắc Trung Lang Tướng, Giáo Úy hộ Ô Hoàn.Từ đó chức vụ Hổ Báo Kỵ Phó Đô Đốc vẫn chưa được Tào Tháo cắt cử người nào.
Lúc này đây, Tào Tháo lại bổ nhiệm Tào Bằng làm Phó Đô Đốc Hổ Báo kỵ, trong mắt người thường giống như sủng ái thêm với Tào Bằng.
Nhưng nhiều người lại cảm thấy được một hàm ý khác của Tào Tháo: Tào Thừa tướng đang khống chế Tào Bằng.
Phó Đô Đốc Hổ Báo kỵ, Thái Thú quận Nam Dương?
Ai giỏi ai kém rất khó nói rõ, nhưng trên quyền hành mà nói, một là chư hầu một phương, Thái Thú một quận nắm giữ quyền quản lý quân chính trong tay, còn chức vụ kia thì sao? Chỉ là cấm cấm quân và tùy tùng của Tào Tháo….đơn thuần từ quyền lực mà nói thì dường như binh quyền của Tào Bằng đã bị yếu đi, nhưng địa vị lại được tăng cao lên. Ít nhất bổng lộc của hắn cũng khoảng từhai ngàn thạch, tăng thêm đúng hai ngàn thạch. Giữa hai chức vụ, bổng lộc mỗi tháng của hai chức vụ kém nhau mười hộc. Nhìn ở bề ngoài thì chênh lệch không lớn nhưng ý nghĩa lại nói lên sự khác biệt rất lớn.
Thực hai ngàn thạch trở lên, thực tế có vạn thạch.
Nếu dựa vào quân hàm đời sau để giải thích hai ngàn thạch của Tào Bằng thì tương đương với chức đại tá.
Thăng thêm một bậc nữa là bước vào cấp bậc tướng quân thuộc thành viên chủ yếu. Tào Tháo rốt cuộc suy nghĩ thế nào? Không ai có thể đoán ra được.
Nghe nói tại đêm đầu thất của Lưu Biểu, Tào Tháo triệu các tâm phúc mưu sĩ bao gồm Tuần Úc, Trình Dục, Quách Gia…đến bàn thảo cả một buổi tối. Rốt cuộc bàn thảo về chuyện gì? Không ai biết. Tuy nhiên trong ngày hôm sau thì đã phát ra một ý nghĩa mệnh lệnh không bình thường như thế này.
Nhưng chuyện này đối với Tào Bằng mà nói thì tạm thời không có ảnh hưởng gì.
Tào Bằng đang ở Tương Dương, còn đang cò kè mặc cả với thế tộc Kinh Tương. Mà ở quận Nam Dương theo lệnh ban bố của Tào Tháo cũng xảy ra nhiều thay đổi. Trước tiên, Lư Dục bị thu quân, phụng mệnh trả lại Hứa Đô, đảm nhiệm chức Đông Tào phủ Thừa tướng, phụ trách sắp xếp một phần cơ cấu của tòa soạn báo Tây Uyển. Trang bị cơ cấu của nó hoàn toàn theo hình thức báo chân lý Nam Dương, khi Lư Dục rồi khỏi quận Nam Dương, thậm chí đem toàn bộ thành viên báo chân lý Nam Dương đi. Đối với hành động này của Tào Tháo thì sớm đã trong dự kiến của mọi người, bao gồm Lư Dục.
Như vậy đơn vị phụ trách cơ quan ngôn luận tuyệt đối không thể bị giới hạn ở một chỗ.
Lợi ích của dư luận sớm hay muộn cũng sẽ đượcTào Tháo xem trọng. Lần đầu thành lập báo chân lý ở Nam Dương, Tào Bằng và Lư Dục có hơn một lần thân thiết nói chuyện với nhau,
Theo lời mà Tào Điều nói:
-Trận chiến U Châu chấm dứt cũng là lúc Diệc Tử Gia ngươi trở về Hứa Đô.
Khi đó, tất cả những gì mà ngươi đã giành được tất nhiên sẽ khiến người khác phải kinh nhạc, sẽ được Tào Tháo trọng dụng. Bây giờ xem ra thì đích thực như thế. Tào Tháo trưng dụng Lư Dục cũng chính là để đại diện cho thân phận phụ tá của Lư Dục, chính thức gia nhập vào nòng cốt của tập đoàn Tào Thị, dĩ nhiên không giống bình thường.
Theo tiếng triệu tập được phát ra từ Tào Tháo, thế cục đột nhiên trở nên khẩn trương lên.
Thứ sử Từ Châu Từ Mậu lệnh cho Giáo Úy đảo Đông Lăng đảo Tĩnh Hải Chu Thương dẫn theo thủy quân vời mới thành lập tới, ngược hướng dòng sông áp sát Hợp Phì
Đan Đồ trưởng Lã Mông ý đồ ngăn cản thủy quân của Tào Quân, nhưng mà lại bị Chu Thương đánh bại ở cửa khẩu Đan Đồ.Không phải nói Lã Mông không thể so với Chu Thương, mà là Chu Thương dựa vào Quảng Lăng, được Từ Tuyên - Thái thú Quảng Lăng trợ giúp, kiên cường đột phá từ của khẩu Đan Đồ.
Mà binh lực của Lã Mông không đủ, dĩ nhiên khó có thể ngăn cản.
Thủy quân Chu Thương tiến sát quận Hoài Nam, cũng khiến cho Giang Đông bị đại loạn.
Tôn Quyền cấp tốc hạ lệnh, lệnh cho Hạ Tề làm Thái thú Lư Giang, phụ trách việc chống lại thủy quân của quân Tào. Đồng thời lại lệnh cho hai người là Từ Uy và Chu Thái dẫn thủy quân Giang Đông đánh lấy La huyện quận Võ Lăng, chiếm lấy Hồ La Uyên, đe dọa Động Đình. Kinh Châu chính thức rối ren, Thái thú Võ Lăng Lưu Tiên tuy trước đó đã cầu viện Tương Dương nhưng “nước xa không thể giải được cái khát ở gần”. Bản thân hắn thì vốn không phải là người thiện chiến, hơn nữa Từ Uy, Chu Thái dũng mãnh và càng giỏi về thủy chiến, thủy quân của Võ Lăng thảm bại, Lưu Tiên chỉ có thể trơ mắt nhìn thủy quân Giang Tô đóng quân ở Hồ La Uyên mà vô lực ngăn cản. Đúng trong lúc này thì Kinh Châu quy hàng.
Đối mặt với việc quân Tào gây sự, thêm vào việc Tào Bằng luôn nỗ lực ở Tương Dương, cuối cùng Thái Mạo chống đỡ không nổi.
Huynh đệ Khoái Thị ngỏ lời, chín quận Kinh Tương là chín quận Kinh Tương của nhà Hán. Nay Lưu Kinh Châu đã mất, đương nhiên sẽ thuộc về triều đình. Tuy hắn đề xuất Kinh Châu phải do người Kinh Châu quản lý, và phải bảo đảm quyền lợi thế tộc của Kinh Châu, không được xâm phạm. Vì thế, sau khi Tào Bằng suy nghĩ thật lâu thì tiến cử Vương Uy làm Thái thú Nam quận, Văn Sính làm thái thú Nam Dương. Thái Mạo giữ chức Đại đô đốc thủy quân Kinh Châu, tuy nhiên trên vị trí Phó đô đốc thủy quân thì Tào Bằng vẫn không đề cử Trương Doãn, mà đã tiến cử Đỗ Kỳ làm Phó Đô Đốc thủy quân. Sự sắp đặt này nhận được sự tán thành của Khoái Việt.
Còn về phía Hứa Đô, không cần Tào Bằng hao tâm tổn trí.
Hắn đã nhận được tin mất chức Thái thú quận Nam Dương. Tuy Tào Tháo lệnh Tào Thuần tiếp nhận quận Nam Dương nhưng rất hiểu đó chỉ là một sự quá độ. Tào Thuần sớm muộn gì cũng gia nhập vào triều đình, tuyệt đối không thể vẫn giữ lại ở Nam Dương, Thậm chí khi Tào Tháo tiến vào chiếm lấy Kinh Châu, thì là lức Tào Thuần mất đi chứ Thái thú Nam Dương. Tiếng tăm và tài năng của Văn Sính đủ để đảm đương chức Thái thú quận Nam Dương, nghĩ ra Tào Tháo cũng có thể phân chia nặng nhẹ.
Sau khi Tào Bằng hứa hẹn đề xuất ra hai chức vụ trọng yếu thì cũng khiến cho Vương Uy và Văn Sính hoàn toàn yên tâm.
Lập tức, Thái Mạo có được chức Đại Đô đốc thủy quân cũng cảm thấy rất hài lòng. Còn về Trương Doãn, trong lịch sử hắn luôn là trợ thủ của Thái Mạo. Hiện nay, hắn tuy chưa có được chức Phó đô đốc nhưng đã có được lời hứa hẹn của Tào Bằng, cũng coi như đã rất vui rồi.
Ngày thứ tư sau đầu thất của Lưu Biểu, Thái phu nhân ở Châu Giải, lệnh Lưu Tông bái Tào Bằng làm sư phụ, cũng coi như đã giải quyết xong một nỗi băn khoăn.
Tào Bằng tuy không còn chức vụ Thái thú quận Nam Dương nhưng tên tuổi của Phó Đô Đốc Hổ Báo kỵ dường như không hề kém so với chức Thái thú kia
Ngày thứ năm, Lưu Tông chính thức kế vị ở Tương Dương, tiếp quản Kinh Châu.
Đồng thời Lưu Tông với thân phận là người coi quản Kinh Châu, dâng thư hàng lên Hứa Đô và cho người rút khỏi Tân Dã.
Cức Dương, Đặng huyện, đều tập kết ở Sơn cũng do Vệ tướng quân Hạ Hầu Đôn phái người tiếp quản. Cùng lúc đó Lưu Tông liên tục phái người đi tới Giang Hạ, Trường Sa khuyên bảo Lưu Kỳ và Lưu Bàn ngừng chống cự.
Đến đây nhiệm vụ của Tào Bằng đã kết thúc một cách tốt đẹp.
Cuối cùng hắn cũng có thể thoải mãi, bắt đầu đối phó với Lưu Bị ở Phàn thành.
Nhưng đúng trong ngày Lưu Tông tuyên bố đầu hàng Tào Tháo, Lưu Bị đột nhiên dẫn quân xuất kích, đánh chiếm Lê Khâu.
Đối với Lưu Bị, Tào Bằng không dám khinh thường.
Lưu Bị, Gia Cát Lượng!
Khi hai người này kết hợp với nhau, chắc chắn đó là sự kết hợp mà bất luận ai cũng không dám coi thường. Trên thực tế, sau ngày đầu thất của Lưu biểu, Tào Bằng vẫn luôn có ý đồ mau chóng khiến cho Tương Dương quy hàng. Bởi vì hắn biết rất rõ, Lưu Bị và Gia Cát Lượng tuyệt đối sẽ không từ bỏ ý đồ, chính là không từ bỏ dã tâm đối với Kinh Châu. Bọn họ nhất định sẽ có hành động, mà còn sẽ rất nhanh…Chỉ có điều lúc Lưu Bị và Gia Cát Lượng thật sự hành động thì lại khiến cho Tào Bằng vô cùng kinh ngạc.
Đánh chiếm Lê Khâu?
Lê Khâu này cách Tương Dương chưa tới ba mươi dặm, sáng đi chiếu tới.
Nhưng Lưu Bị chiếm lĩnh Lê Khâu thì dường như hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Chẳng lẽ nói ông ta chuẩn bị tiến công Tương Dương.
-Không thể lắm!
Lục Mạo trầm ngâm, nói nhẹ:
-Lưu Biểu mất, Tương Dương mặc dù loạn nhưng lại có vệ binh hùng hậu.
Vương Uy, Văn Sính đều là tướng thiện chiến, nếu tiến công Tương Dương, đừng nói binh lực Lưu Bị không đủ, cho dù đánh hạ được Tương Dương, thì lại có thể như thế nào?
Suy tính của Lục Mạo rất có lý.
Hiện nay ba huyện Tân Dã, Triều Dương, Đặng huyện rút khỏi, môn hộ phía bắc Tương Dương mở rộng ra.
Càng không cần phải nói Chương Lăng tuyên bố phá xong, Tào Chân đóng quân tại xã Bạch Thủy, cách Tương Dương cũng chưa tới lộ trình đi hai ngày, nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể công kích…
Lưu Bị chiếm đóng Tương Dương, sao có khả năng?
Ông ta vẫn chưa có được sự ủng hộ của tất cả thế tộc Kinh Tương, làm thế nào mà chiếm được Kinh Châu?
Thành Tương Dương không hiểm nhưng có thể thủ, một khi giao chiến, với binh lực của Lưu Bị thì hoàn toàn không thể đoạt được Tương Dương.
Ông ta chiếm cứ Lê Khâu, đương nhiên có dụng ý khác.
Nhưng vấn đề là Lưu Bị lệnh Lã Cát chiếm cứ Lê Khâu, bất cứ lúc nào cũng uy hiếp Tương Dương. Thật giống như một con ruồi, uy hiếp không được, lại ghét bỏ. Nếu không thể đoạt lại Lê Khâu, trước sau gì cũng bị uy hiếp.
-Tông công tử sắp sếp thế nào?
-Ta nghe nói, Tông công tử đã hạ lệnh cho Vương Uy dẫn quân đi đoạt lại Lê Khâu.
Công tử, sao không phái người đi tới Bạch Thủy, mời Tào Chân tướng quân cấp tốc tiếp viện để giải nguy cho Lưu Khâu? Chỉ là Lưu Bị sẽ không chỉ có một chiêu, hắn tất có chiêu khác. Ta lo lắng, Lưu Bị chiếm cứ Lưu Khâu là “Hạng Trang múa kiếm, ý ở Bái Công”, có ý đồ khác à….
Tào Bằng nhẹ nhàng gật đầu:
-Ta cũng cho là như thế.
Chỉ là Thừa tướng vẫn đơn độc, trên dưới Kinh Châu vẫn còn hoài nghi lo lắng. Ta nếu như yêu cầu binh mã lúc này thì chỉ sợ là sẽ khiến bọn họ nảy sinh suy tính khác.
Không được, Lưu Khâu tuy cách Tương Dương trong gang tấc nhưng chỉ là nấm da của động vật sống dưới nước.
Việc cấp bách lúc này vẫn là phải theo dõi Lưu Bị. Ta vẫn cảm thấy Lưu Bị rất có thể sẽ rút lui khỏi Phàn thành, hắn muốn chạy trốn.
-Chạy trốn sao?
Khả năng này rất lớn.
Trên thực tế, Lục Mạo cũng nghĩ đến khả năng này, chỉ là không thể khẳng định.
-Như vậy, ngươi lập tức đi gặp Văn Trọng Nghiệp, xem có thể điều binh trong tay hắn không.
Ta tự đi cầu kiến Thái phu nhân và Tông công tử. sau khi ngươi gặp được Văn Trọng Nghiệp, lại vất vả một chuyến nữa, mời Tử Nhu và Dị Độ tiên sinh, nghiêm mật giám sát động tĩnh của Phàn Thành, một khi Phàn thành có động tĩnh thì lập tức cho ta biết. Đúng rồi, để người ta đi một chuyến tới Đặng huyện nữa cầu kiến Nguyên Khiến thúc phụ. Nói là ta cần binh, xin ông ấy chi viện cho ta. Tốt nhất, có thể khiến cho Tào thái thú phái Hổ Báo Kỵ đến chi viện cho ta.
-Được!
Lục Mạo đồng ý, lập tức quay người đi.
Tào Bằng hạ lệnh để Khấu Phong trong trạm dịch, chỉnh đốn binh mã trước.
Sau khi Khấu Phong đầu hàng Tào Bằng, tạm thời chưa có sắp xếp gì. Vừa hay Hoàng Trung đi Giang Lăng, Tào Bằng để Khấu Phong tạm thời phục vụ hắn.
Hạ Hầu Đôn đã tiến đến Triều Dương, tuy nhiên còn chưa vượt qua đỉnh núi.
Nguyên nhân vẫn là bởi vì Tào Tháo chưa đến quận Nam Dương. Tiến vào chiếm cứ Tương Dương phải do Tào Tháo dẫn đầu. Cho tới bây giờ, tất cả mọi người đều cho rằng trận chiến Kinh Châu đã kết thúc, không phải lo lắng. Do Tào Tháo lần đầu tiến vào chiếm cữ Tương Dương cũng là một sự tôn trọng.
Tào Bằng đối với việc này cũng không thể biết làm sao.
Sau khi hắn để Lục Mạo rời đi thì liền đi đến Châu phủ.
Bái kiến Thái phu nhân và Lưu Tông, hắn nói đến việc phải cẩn thận Lưu Bị chạy trốn.
Nhưng xem ý tứ của Thái phu nhân đối với sự sống chết của Lưu Bị thì hình như không bận tâm. Cài mà hiện nay nàng đang xem trọng là Tào Tháo sẽ sắp xếp thế nào cho mẹ con nàng. Về phần Lưu Bị, cần quan tâm sự sống chết của ông ta? Cho dù là Lưu Bị chiếm được Lưu Khâu thì đối với Tương Dương mà nói thì cũng không có trở ngại gì.
Tương Dương có bao nhiêu binh lực?
Trong tay Lưu Bị lại có bao nhiêu binh mã?
Đây vẫn còn chưa tính quân Tào ở A Đầu Sơn và đang đóng quân ở Bạch Thủy.
Sợ hãi cái gì?
Việc khẩn cấp trước mắt vẫn là phải sắp xếp tương lai của mình thỏa đáng trước, những chuyện khác đều không quan trọng.
Cho nên Thái phu nhân chỉ ứng phó với Tào Bằng một chút, rồi đem chủ đề chuyển tới mẹ con nàng. Theo suy nghĩ của Thái phu nhân, nếu có thể ở lại Tương Dương, thì đó là tốt nhất. Nếu không sống ở Tương Dương, tốt nhấ là đi Huỳnh Dương, nghe nói nơi đó rất tuyệt.
Thậm chí nàng còn thỉnh giáo Tào Bằng chuyện thương lộ ở Tây Vực, muốn suy tính mưu cầu tiền đồ cho ngày sau.
Nhưng nói đến cùng thì nàng vẫn là chưa để ý tới chuyện của Tào Bằng. Ngay cả lời thỉnh cầu cho mượn quân của Tào Bằng, Thái phu nhân cũng có chút do dự. Nghĩ cả buổi mới đồng ý, từ Sơn Đô điều ra ba ngàn binh mã, cho Tào Bằng dùng…binh mã, Sơn Đô?
Sơn Đô cách Tương Dương ít nhất hai ngày trời.
Hơn nữa, ngươi cho ta ba ngàn binh mã, dùng thế nào?
Ngươi có mấy vạn quân đóng ở Tương Dương. Dù là từ Tương Dương cho ta mượn tạm ba ngàn quân cũng không phải là chuyện khó… Rõ ràng Thái phu nhân là chống đẩy hoặc là nói còn có chút cảnh giác. Nàng lo lắng một khi Tào Bằng có được binh quyền sẽ xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Đây tuyệt đối không phải là điều Thái phu nhân muốn.
Tào Bằng rất bất đắc dĩ rời khỏi Châu phủ
Trên đường về Trạm dịch, Tào Bằng đã suy nghĩ về hành động của Lưu Bị.
Ông ta đánh chiếm Lê Khâu, nhất định là để che đậy. Mục đích thật sự của ông ta e là muốn chạy trốn. Còn về trong Tam quốc diễn nghĩa mượn đường Tương Dương, đã không thể xảy ra. Lưu Bị và Thái Thị sớm đã xé bỏ thể diện. Mượn đường lúc này rõ ràng là chui đầu vào lưới, tự tìm đường chết.
Nhưng vấn đề là ông ta sẽ trốn đi đâu?
Tào Bằng vẫn luôn cảm thấy nghi hoặc...
Tam quốc diễn nghĩa nói Lưu Bị sẽ rút về Giang Hạ.
Nhưng Lục Mạo lại cho rằng, Lưu Bị rất có thể sẽ cướp lấy Giang Lăng.
Nguyên nhân là gì?
Vô cùng đơn giản!
Lương thảo của Giang Lăng có thể cung cấp cho một trăm ngàn quân ăn trong ba năm. Chiếm được Giang Lăng, Lưu Bị mới có thể có được sức mạnh, mới đoạt được nhiều lợi ích.
Rốt cuộc là Giang Hạ hay là Giang Lăng?
Trong lúc nhất thời Tào Bằng cũng không nắm được chủ ý.
Về tới trạm dịch, Tào Bằng cảm thấy hơi mệt, vì thế liền chuẩn bị nằm xuống nghỉ ngơi một chút.
Nhưng đúng lúc hắn chuẩn bị thay y phục nghỉ ngơi thì lại thấy Khấu Phong đùng đùng chạy đến:
-Công tử, ở ngoài thành, quân viện trợ đã đến cầu kiến công tử.
Thích Truyện
Website dành cho những hội yêu thích và đam mê truyện, nơi bạn có thể thỏa sức hòa mình vào thế giới truyện, chia sẻ cùng những người thích truyện