Hoàng Thừa Ngạn không thể không tới!
Nếu như, trước đây ông cho rằng Tào Bằng không xứng làm con rể của Hoàng gia thì nay Tào Bằng tiếng lành đồn xa, đã không còn là thôn phu ở Trung Dương trước đây.
Quan hệ giữa Hoàng Thừa Ngạn và Hoàng Tổ cũng không phải tốt lắm.
Đối với chuyện Hoàng Nguyệt Anh bỏ trốn theo Tào Bằng, Hoàng Tổ vẫn luôn không tán thành.
Trong phương diện này, ngoại trừ yếu tố xuất thân của Tào Bằng ra còn vì Hoàng Xạ. Nếu Hoàng gia thừa nhận Tào Bằng, chẳng phải là nói năm đó những gì Hoàng Xạ đã làm là sai sao? Phải biết rằng, vì chuyện của Tào Bằng, Hoàng Tổ và Bàng gia của núi Lộc Môn gần như đã tuyệt giao. Tất cả cũng nhờ Lưu Bị ở giữa hòa giải, cộng với các thế gia vọng tộc ở Kinh Tương nói đỡ cho, căng thẳng giữa hai nhà mới dịu đi một chút. Dù vậy, mỗi lần tụ tập, Bàng Đức Công đều không lấy gì làm hòa nhã với Hoàng Tổ, thậm chí còn châm biếm Hoàng Tổ vài câu...
Cũng may, Bàng Quý đã qua đời.
Điều này cũng khiến cho thực lực của Bàng thị núi Lộc Môn giảm mạnh ở Kinh Tương.
Bàng Đức Công lại không muốn nhập sĩ, thế cho nên Bàng thị đã yếu hơn một bậc so với Hoàng Tổ trong chốn quan trường.
Còn Hoàng Tổ cũng không muốn làm ầm ĩ quá với Bàng thị. Dù sao đại Bàng Thượng Thư không còn nhưng vẫn còn tiểu Bàng Thượng Thư, vẫn có đủ bản lĩnh như trước.
Quan hệ giữa Hoàng Thừa Ngạn và Bàng Đức Công rất tốt, hàng năm thường lưu luyến ở núi Lộc Môn hoặc sơn trang Thủy Kính.
Chuyện của Hoàng Nguyệt Anh đã thành trò cười lúc trà dư tửu hậu của nhóm danh sĩ ở Kinh Tương. Thế nhưng từ năm Kiến An thứ tư, cuốn "Bát Bách Tự Văn" của Tào Bằng ra đời, sau khi hắn bái sư Hồ Chiêu, những lời chế giễu cũng càng ngày càng ít đi, càng có nhiều người hữu ý và vô ý kết giao với Hoàng Thừa Ngạn.
Đến khi Tào Bằng về quy tông nhận tổ, sau khi Tào thị ở Trung Dương chính thức trở về Tào gia, người tới thăm hỏi Hoàng Thừa Ngạn mỗi lúc một nhiều.
Từ đại chiến Quan Độ, những ánh mắt của chín quận ở Kinh Tương đều tập trung hết về Hứa Đô.
Cũng chính vào lúc này, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu, cuốn "Tam Tự kinh" của Tào Bằng gần như đã bao gồm đủ các sự tích phong lưu của danh sỹ thời xưa, bỗng nhiên nổi lên, đã ngầm nổi tiếng. Chỉ nói "ngấm ngầm" chứ không thể gọi là "đã thành" là vì Tào Bằng vẫn chưa có tác phẩm kinh điển ra đời. Bát Bách Tự Văn và Tam Tự kinh, nói ra đều thuộc loại tác phẩm vỡ lòng, đương nhiên không thể so được với những kinh điển kia.
Nhưng dù vậy, những người đến thăm hỏi Hoàng Thừa Ngạn vẫn ngày càng đông.
Bàng Đức Công đã từng khen ngợi:
- Hoàng Biếm thật có con mắt tinh tường, sớm đã có kế hoạch. Hôm nay cuốn "Tam Tự kinh" của tiểu Tào được thiên hạ đánh giá cao, từ nay về sau nếu tiếp tục có tác phẩm kinh điển ra đời thì sớm muộn thật đáng mừng cho mọi người.
Trong lòng, Bàng Đức Công càng thêm giận dữ với Hoàng Tổ.
Mặc dù nói hắn không màng danh lợi, không muốn nhập sĩ, nhưng vẫn là người phàm.
Là người phàm thì sẽ có buồn vui.
Lúc trước, hắn đã nhận Tào Bằng làm đệ tử, nếu không có Hoàng Tổ đứng giữa làm khó dễ, có lẽ hiện giờ Tào Bằng đã gia nhập môn hạ núi Lộc Môn của hắn.
Như thế, lúc này núi Lộc Môn nói không chừng sẽ nổi danh thiên hạ.
Thế mà Hoàng Xạ lại...
Mỗi khi nghĩ tới việc này, Bàng Đức Công không khỏi bùi ngùi. Bỗng dưng làm lợi cho Hồ Khổng Minh, trong lòng hắn sao có thể thoải mái được?
Lúc này Hoàng Thừa Ngạn mới để ý đến, con gái theo Tào Bằng đi, đến nay đã gần ba năm.
Ông cũng biết, hôn sự giữa Hoàng Nguyệt Anh và Tào Bằng đã định, không một thế lực bên ngoài nào có thể cản trở. Thêm vào đó, trước đây Trần Kỷ đã phái người đến cầu thân, cũng khiến cho Hoàng Thừa Ngạn dao động trong lòng. Đừng thấy Lưu Biểu và Tào Tháo đối đầu với nhau, nhưng việc lén lút kết giao thì vẫn không hề bị cắt đứt.
Thời Tam quốc, hai bên đối địch nhau nhưng lại kết thành thông gia cũng không phải là chuyện lạ.
Hoàng thị thân là thế tộc Giang Hạ, có đạo sinh tồn riêng của họ. Hoàng Tổ dù phụ thuộc vào Lưu Biểu nhưng không có nghĩa là Hoàng Thừa Ngạn tán đồng với Lưu Biểu.
Không đem tất cả trứng gà đặt trong một rổ, đó là cách sinh tồn của thế tộc.
Cho nên, mặc dù Lưu Biểu biết con gái của Hoàng Thừa Ngạn đã đi theo Tào Bằng, nhưng cũng không gây khó dễ với Hoàng Thừa Ngạn, đây là một quy tắc bất thành văn.
Khi Hoàng Thừa Ngạn làm khách ở sơn trang Thủy Kính, Tư Mã Huy lại một lần nữa nhắc tới chuyện này.
Hoàng Thừa Ngạn biết, đã đến lúc đưa ra quyết định...
Vì thế, Hoàng Thừa Ngạn quay về Giang Hạ, thu xếp hành lý, mang theo hơn ba trăm người tiến về phía bắc, đi tới Hứa Đô.
Ba trăm tráng sỹ khỏe mạnh này đều là tràng khách mà trước đây Cam Ninh để lại ở Kinh Châu. Cam Ninh từ Ba quận tới nhờ cậy Lưu Biểu, dẫn theo tám trăm tràng khách đến. Sau đó Cam Ninh theo Tào Bằng tới Hứa Đô, tám trăm tràng khách liền được Hoàng Thừa Ngạn thu nhận. Loáng cái đã hơn hai năm, rất nhiều người đã an cư lập nghiệp ở Giang Hạ, không còn muốn phiêu bạt nữa. Nhưng vẫn có một số người trẻ tuổi vẫn sẵn lòng hộ tống Hoàng Thừa Ngạn tới phương bắc. Mà những người này, phần lớn là hào dũng cùng trải qua những năm tháng trước đây với Cam Ninh. Hoàng Thừa Ngạn cũng không miễn cưỡng, chỉ dẫn theo ba trăm người và vợ con ông đi tới Hứa Đô.
Tào Cấp không hề có thiện cảm gì đối với Hoàng thị ở Giang Hạ.
Nhớ ngày đó, cả nhà ông thiếu chút nữa đã chết trong tay Hoàng Xạ. Tuy rằng đã nhiều năm trôi qua nhưng mỗi khi nghĩ lại, Tào Cấp vẫn cảm thấy sợ hãi.
Nhưng chuyện này không ảnh hưởng tới tình cảm yêu mến của ông dành cho Hoàng Nguyệt Anh.
Tiểu nha đầu này rất hiểu tâm tư Tào Cấp, hơn nữa cũng không có tính khí của đại tiểu thư gì cả.
Quan trọng nhất là đủ loại kiến thức mà tiểu nha đầu này đã học,nàng rất giỏi về cái gọi là kỳ tâm diệu kế. Ví dụ như rèn đao, Hoàng Nguyệt Anh căn cứ vào những điều ghi chép trong một số điển tích xưa để phục hồi lại kỹ xảo rèn đao tạo kiếm của người cổ xưa trước đây, khiến cho kỹ thuật rèn đao của Tào Cấp được nâng cao lên nhiều.
Xe Tào Công, cày Tào Công sau này đều có trí tuệ Hoàng Nguyệt Anh nằm trong đó.
Điều này cũng giúp Tào Cấp và Hoàng Nguyệt Anh có rất nhiều chủ đề nói chuyện chung.
Cho nên, khi Hoàng Thừa Ngạn đến nhà, Tào Cấp vẫn đón tiếp rất tôn trọng. Hai bên bàn bạc trong không khí vô cùng thân mật, cuối cùng đã đưa ra quyết định về ngày kết hôn giữa Hoàng Nguyệt Anh và Tào Bằng. Còn Hoàng Nguyệt Anh và Tào Bằng chịu khổ bao năm, cuối cùng cũng tu thành chính quả.
Tào Bằng ngồi một bên, lẳng lặng lắng nghe.
Lúc này, không có chỗ cho hắn lên tiếng.
Ánh mắt hắn nhìn chằm chằm vào một người trẻ tuổi đang ngồi bên cạnh Hoàng Thừa Ngạn.
Người này không cao, khoảng chừng hai mươi tuổi. Lông mày dựng ngược, mắt tam giác, mũi tẹt, da đen. Tóc hơi vàng, nhìn trông rất xấu xí. Gã ngồi ở dưới Hoàng Thừa Ngạn, cũng chứng tỏ thân phận của gã chỉ dưới Hoàng Thừa Ngạn. Gã ngồi đó im lặng không nói như lão tăng ngồi thiền. Phát giác ra có người đang nhìn mình, gã cũng mở to mắt nhìn lại.
Chợt, gã nhếch miệng cười với Tào Bằng.
Thật khó coi!
Bộ dạng này thật đúng là...
Tào Bằng không khỏi khẽ rùng mình trong lòng.
Tướng mạo đó nhìn còn xấu hơn cả Điển Vi.
Điển Vi xấu xí nhưng lại có một khí khái oai hùng; Còn gã trước mặt này chẳng liên quan gì đến vẻ 'oai hùng". Nếu nhất định phải có định nghĩa thì đó chính là đáng khinh, cực kỳ đáng khinh. Diện mạo đáng khinh, nụ cười đáng khinh, cả người đều rất đáng khinh.
Lúc Tào Bằng bước vào phòng khách, Hoàng Nguyệt Anh đã đi xuống.
Tào Cấp đang nói chuyện với Hoàng Thừa Ngạn nên cũng không giới thiệu với Tào Bằng.
- A Phúc, ban nãy quên giới thiệu. Vị này nói ra cũng không phải người ngoài, nếu không có sự nhầm lẫn xui xẻo trước đây, hai ngươi nói không chừng còn là đồng môn.
Để ý thấy vẻ hiếu kỳ trong ánh mắt Tào Bằng, Hoàng Thừa Ngạn đột nhiên mở lời.
Đồng môn?
Tào Bằng ngẩn ra.
Gã trẻ tuổi đó đứng dậy, khẽ mỉm cười và chắp tay nói:
- Tại hạ Bàng Thống, nghe thấy đại danh Tào Bát Bách đã lâu nên đặc biệt tới bái kiến.
Trong lời nói ấy có sự kiêu ngạo riêng chỉ có ở con cháu thế gia.
Tuy nói là bái kiến nhưng chỉ dừng ở chắp tay, hơi khom người xuống...
Tào Bằng chợt nheo mắt lại, nhìn gã thanh niên xấu xí trước mắt, tươi cười nói:
- Xin mạo muội hỏi, có phải là công tử của Nguyên An tiên sinh?
- Đúng vậy.
Tào Bằng thở dài, đứng dậy tiến lên trước:
- Lâu nay đã được nghe tới đại danh của Sĩ Nguyên, hôm nay được gặp, thật là may mắn cho Tào Bằng.
Dứt lời, Tào Bằng vái chào sát đất.
Hành động này của Tào Bằng thực sự khiến Bàng Thống hoảng sợ.
Còn Hoàng Thừa Ngạn càng tỏ vẻ hài lòng, khe khẽ gật đầu.
Bàng Thống xấu hổ, vội vàng đứng lên đáp lễ. Vừa rồi, gã chỉ chắp tay, nhưng Tào Bằng lại đáp lại bằng đại lễ, khiến Bàng Thống có cảm giác được yêu quý mà lo sợ. Gã là con trai của Bàng Quý, đi theo Bàng Đức Công và Tư Mã Đức Tháo, nhưng về thanh danh mà nói vẫn còn kém xa so với Tào Bằng. Việc thi lễ trịnh trọng này của Tào Bằng làm cho Bàng Thống cảm thấy ngượng ngùng, sự ngạo mạn trước đây bỗng nhiên tan thành mây khói.
- Tào Bát Bách cũng biết ta sao?
- Ta nghe nói ở sơn trang Thủy Kính có nhị hiền tứ hữu, Sĩ Nguyên còn có biệt hiệu là Phượng Sồ, không biết đúng hay không?
Bàng Thống bỗng nhiên giật mình, hoảng hốt nhìn Tào Bằng.
Đầu năm nay, gã đàm luận cùng Tư Mã Đức Tháo nói về thắng bại của cuộc chiến Quan Độ, từ đó được Tư Mã Đức Tháo khen ngợi, gọi là Phượng Sồ. Tuy nhiên việc này người khác không biết được. Nội dung đàm luận ngày hôm đó cũng chỉ dừng lại ở mấy người mà thôi. Lúc ấy, Bàng Thống từng quả quyết, Viên Thiệu tất bại trong đại chiến Quan Độ. Tư Mã Huy bảo gã nói lý do, gã cũng đã trả lời. Lúc ấy Tư Mã Huy khen ngợi nói, Bàng Thống giờ chính là con phượng hoàng con, sau này ắt nổi tiếng. Vì thế, cái tên Phượng Sồ này âm thầm được truyền đi, những người biết ngoài Tư Mã Huy ra chỉ có bốn, năm người thôi.
Nhưng Tào Bằng sao lại biết được? truyện được lấy tại TruyenFull.vn
Hoàng Thừa Ngạn không khỏi tò mò hỏi:
- Sĩ Nguyên, lại có cả việc này nữa à?
Bàng Thống đỏ mặt, uy nhiên da gã đen nên người ngoài cũng không nhìn ra.
- Bẩm tiên sinh, chỉ là Thủy Kính tiên sinh nói đùa mà thôi.
Tào Bằng nghiêm nghị nói:
- Thủy Kính Tiên sinhcó tài năng và học vấn đều vẹn toàn, đức cao vọng trọng, sao có thể nói đùa. Sĩ Nguyên huynh ý chí gấm vóc Càn Khôn, đáng tiếc Lưu Cảnh Thăng ham hư danh, chỉ biết trông mặt mà bắt hình dong, không ngờ đã bỏ lỡ mất hiền lương bên cạnh.
Ánh mắt Bàng Thống hiện lên một chút cảm kích.
Hoàng Thừa Ngạn khẽ thở dài, nhưng không nói gì thêm.
Trước đây, Bàng Đức Công từng sai người đề cử Bàng Thống với Lưu Biểu, ý muốn để Bàng Thống phục vụ dưới trướng của Lưu Biểu. Nào ngờ, sau khi Lưu Biểu nhìn thấy Bàng Thống, lại chán ghét tướng mạo xấu xí của gã. Mặc dù không nói ra, nhưng thái độ của hắn đã biểu lộ tâm tư trong lòng.
Bàng Thống cũng là người ngông nghênh, làm sao có thể chịu được sự lạnh nhạt đó, vì thế liền xin từ chức quan mà Lưu Biểu ban cho.
Trở lại sơn trang Thủy Kính, Bàng Thống rầu rĩ không vui.
Gã xuất thân danh môn, từ nhỏ theo thúc phụ học tập, sau khi ra nhập sơn trang Thủy Kính, tự nhận tài học không tầm thường.
Đâu ngờ, chỉ vì bộ dạng xấu xí của mình mà thường bị người khác nhạo báng... Nghe nói Hoàng Thừa Ngạn muốn đi Hứa Đô, Bàng Thống liền suy nghĩ. Gã đã sớm nghe tới cái tên Tào Bằng, đáng tiếc không có duyên kết bạn. Đã không có cơ hội ở Kinh Tương thì ra ngoài rèn luyện một chút cũng tốt. Nhân tiện còn có thể đi gặp Tào Bằng, xem Tào Bằng có xuất sắc như lời phụ thân và thúc phụ khen ngợi hay không. Hoàng Thừa Ngạn cũng không từ chối, liền dẫn Bàng Thống cùng tới Hứa Đô, làm khách trong Tào phủ...
Lúc mới gặp Tào Bằng, Bàng Thống vẫn chưa có cảm giác gì.
Nhưng sau đó gã cảm thấy, Tào Bằng luôn quan sát mình.
Vốn tưởng rằng, Tào Bằng và Lưu Biểu giống nhau, cũng là người trông mặt mà bắt hình dong nên trong lòng Bàng Thống ít nhiều thấy không thoải mái, vì thế chỉ chắp tay.
Gã khá xấu xí nên cực kỳ mẫn cảm và kiêu ngạo.
Trong lịch sử, sau khi Bàng Thống hiến kế liên hoàn, được Lỗ Túc và Gia Cát Lượng viết thư đề cử. Trước tiên gã đầu quân cho Tôn Quyền, nhưng vì tướng mạo mà bị Tôn Quyền xem thường nên sau đó đầu quân cho Lưu Bị, cũng bởi diện mạo xấu xí mà không được coi trọng. Tuy nhiên dù làm một Huyện lệnh nhỏ, Bàng Thống cũng không lấy thư tiến cử của Gia Cát Lượng ra.
Sau đó Lưu Bị tỉnh ngộ, trọng dụng Bàng Thống.
Nhưng trên đường tiến quân vào Tây Xuyên, gã đã bị Trương Nhậm phục kích, bắn chết.
Kiếp trước Tào Bằng đọc Tam Quốc, tới đoạn Bàng Thống bị giết vẫn cảm thấy kỳ lạ.
Cái gọi là sườn núi lạc phượng chẳng qua là một cách suy diễn của tiểu thuyết gia mà thôi, Tào Bằng cũng không tin tưởng lắm. Hắn thấy lạ là, vì sao lúc ấy Bàng Thống dễ dàng bị Trương Nhậm làm hại như vậy? Gã là Phượng Sồ, danh hiệu "Phượng Sồ" sánh ngang với Gia Cát Lượng nhưng biểu hiện có vẻ quá kém cỏi rồi.
Sau đó, hắn có nghe qua một cách nói: Bàng Thống thuộc loại người cực kỳ tự ti và cũng vô cùng kiêu ngạo.
Tài năng của gã rất tốt nhưng lại nóng vội thể hiện bản thân.
Gã không muốn bị người ta nói là dựa vào Gia Cát Lượng mà lên nghiệp lớn, vì thế luôn tìm kiếm cơ hội để chứng minh tài hoa của mình...
Chết ở sườn núi Lạc Phượng, nói Bàng Thống sốt ruột lập công mà bị lạc mất phương hướng của mình còn hơn nói gã bị Trương Nhiệm làm hại.
Như vậy nghe còn có lý một chút.
Tuy nhiên sự thật thế nào? E rằng mọi người cũng không biết được.
Tào Bằng rất thích Bàng Thống, là bởi vì hoàn cảnh bi thương xuất quân ra trận chưa chiến thắng đã chết của gã ngoài ra còn vì biệt hiệu Phượng Sồ của gã.
Đôi khi, thích một ai đó không cần lý do đặc biệt. Ví dụ như Tào Bằng thích Bàng Thống, chính là bởi vì biệt hiệu Phượng Sồ.
Gia Cát Lượng?
Trong hậu thế, người thích Ngọa Long quá nhiều, vì thế không cần phải dệt hoa trên gấm.
Còn nhân vật Phượng Sồ đầy bi thương lại được Tào Bằng rất yêu thích.
- Không ngờ Sĩ Nguyên lại đến, ta thật sự bất ngờ và vô cùng mừng rỡ. Đã đến rồi thì đừng vội về. Phụ thân, sao không bảo người thu xếp phòng, mời Sĩ Nguyên ở lại nhà chúng ta? Giờ ta không còn giữ chức quan, vừa hay có thể đàm đạo với Sĩ Nguyên nhiều hơn. Có thời gian rỗi, ta sẽ dẫn ngươi tới Long Sơn săn bắn, nhân tiện đi dạo xung quanh, thế nào?
Tào Cấp cười nói:
- Việc này A Phúc con quyết định là được rồi.
Ông quay đầu nói với Hoàng Thừa Ngạn:
- Hoàng Công, ngài dự định như thế nào?
Hoàng Thừa Ngạn ngẫm nghĩ một chút:
- Ta đến Hứa Đô lần này là vì hôn sự của Nguyệt Anh. Đợi hôn sự xong xuôi, ta sẽ chuẩn bị trở về Giang Hạ.
- Bá phụ, quay về Giang Hạ làm gì?
Tào Bằng vội lên tiếng ngăn cản.
Hoàng Thừa Ngạn quay về, chẳng phải Bàng Thống cũng có thể sẽ đi sao.
Hơn nữa, Tào Bằng cũng hy vọng Hoàng Thừa Ngạn có thể ở lại. Về tư, Hoàng Thừa Ngạn ở lại sẽ làm Hoàng Nguyệt Anh vui vẻ; Về công, Hoàng Thừa Ngạn cũng là bậc thầy của kỳ tâm diệu kế, những kiến thức rộng rãi ông đã học được vượt xa so với Hoàng Nguyệt Anh. Tào Bằng hy vọng có thể học thêm được một chút từ Hoàng Thừa Ngạn.
Tào Cấp gật đầu nói:
- Ta nghe nói, Giang Hạ hiện giờ không yên ổn lắm. Biên giới Giang Đông thường xuyên bị xâm phạm, thân gia trở về chưa chắc đã an toàn hơn Hứa Đô. Những cái khác không dám nói, nhưng Hứa Đô ít nhất rất an toàn. Viên Thiệu thất bại bỏ chạy, hai mươi năm nay không hề xảy ra chiến loạn. Bốn phía quanh Hứa Đô đi lại rất thuận tiện, sao thân gia không đặt mua sản nghiệp ở đây, Nguyệt Anh nhất định sẽ rất vui.
- Điều này...
Hoàng Thừa Ngạn cũng chợt băn khoăn suy nghĩ.
- Bằng không, người có thể tới Dĩnh Âm.
- Hả?
- Hiện giờ, Thái thú Tào Hồng của Dĩnh Xuyên là tộc thúc của vãn bối. Nghe người nói, Dĩnh Xuyên cũng có rất nhiều nơi rao bán, nếu bá phụ cảm thấy không quen với Hứa Đô, sao không tới Dĩnh Xuyên sinh sống. Lúc rảnh rỗi có thể đến thư viện Dĩnh Xuyên đi dạo, ở đó là nơi tập trung rất nhiều danh sỹ hiện giờ.
Tào Bằng đưa ra lời đề nghị.
Hoàng Thừa Ngạn trầm ngâm thật lâu:
- Ta ở Dĩnh Xuyên cũng không có người quen.
Tào Bằng cười nói:
- Chi bằng thế này, vãn bối vừa hay cũng rảnh, muốn đi với bá phụ tới Dĩnh Xuyên một chuyến, nếu bá phụ ưng ý chỗ nào thì mua luôn là được.
- Như thế làm phiền Hữu Học rồi.
Tào Bằng đưa tay giữ chặt cánh tay Bàng Thống:
- Sĩ Nguyên, chúng ta tới hậu hoa viên nói chuyện đi. Hôm nay trong vườn có hoa mai mở, chúng ta có thể uống rượu thưởng mai trong sân, cũng là cái thú lớn đời này, không biết Sĩ Nguyên nghĩ thế nào?
Bàng Thống cười:
- Vậy cứ theo hiền đệ.
Thích Truyện
Website dành cho những hội yêu thích và đam mê truyện, nơi bạn có thể thỏa sức hòa mình vào thế giới truyện, chia sẻ cùng những người thích truyện