Nơi này cách Dương thành cũng không xa lắm, chân núi có một cái trạm dịch. Có điều hiện giờ trạm dịch bị Tào Bằng trưng dụng cho nên vắng lặng không hề có khác. Bên cạnh Trạm dịch dựng tạm một cái trại cho một trăm Hắc Thụy binh đóng tạm.
Sau khi đám người Tào Bằng tới, Hạ Hầu Lan dẫn Hắc Thụy binh tiến vào trong quân doanh.
Còn Cam Ninh thì dẫn một trăm tên lính vào trú trong trạm dịch, chịu trách nhiệm thủ vệ. Trương thị và Hoàng Nguyệt Anh đều ở trong trạm dịch. Hôm qua, các nàng và Tào Bằng rời khỏi Lạc Dương. Sau khi tới núi Tung, Tào Bằng liền sắp xếp cho cả hai ở lại rồi mới dẫn người đi. Đồng thời, Tào Bằng còn lệnh cho Hác Chiêu dẫn một trăm Hắc thụy cầm theo ấn tín và triện của Tào Bằng tới Đông Lâm Tự. Cho tới bây giờ, Hác Chiêu vẫn chưa về.
Sau khi nói chuyện với mẫu thân và Hoàng Nguyệt Anh vài câu, Tào Bằng liền quay về phòng. Tâm trạng của hắn cũng không vui lắm. Mỗi người đều vì chủ của mình nên không nói được ai đúng ai sai. Đứng ở góc độ Tào Tháo mà nói thì Tào Tháo không sai. Còn trong mắt Hán đế thì Tào Tháo vừa là quyền thần mà cũng là gian thần không khác gì Đổng Trác. Tào Bằng cảm thấy hết sức hoang mang. Từ khi nhà Hán suy yếu tới nay vẫn có các thế lực nổi lên. Nhạc Quan tự sát mặc dù nói là không muốn chịu khổ nhưng trên thực tế là vì bảo vệ Hán đế.
- Người con gái này...
Tào Bằng thở dài.
Hắn sai người mang hai pho tượng Phật vào trong phòng rồi gọi Hám Trạch, sau đó cho người đưa Huyền Thạc tới. Cam Ninh thì đứng ngoài cảnh giới, không cho bất cứ kẻ nào tới gần.
Trong phòng thắp đèn sáng trưng. Huyền Thạc hổn hển, vừa bước vào phòng đã lên tiếng:
- Tào Bắc Bộ! Cuối cùng thì ngươi muốn gì?
- Huyền Thạc tiên sinh dùng cơm chưa?
- Ta đường đường là Bạch Mã tự khanh, cũng là mệnh quan triều đình. Ngươi bắt ta là có ý gì? Đúng là ta có ý che giấu Nhạc Quan nhưng đó cũng là chuyện bất đắc dĩ. Cô ấy uy hiếp nên ta đành phải nghe theo chứ không tham dự.
- Ha ha! Cô ấy uy hiếp ngươi cái gì?
- Cô ấy uy hiếp ta... Uy hiếp tính mạng ta.
- Ha ha! Huyền Thạc tiên sinh! Nhạc Quan chỉ là một cô gái yếu đuối làm sao có thể địch nổi một hảo hán Tây Lương xông xáo trong đám vạn quân?
Huyền Thạc đột nhiên ngẩng đầu:
- Tào Bắc bộ! Ngươi nghĩ sai rồi. Ta cũng không phải là người Tây Lương.
- Có phải người Tây Lương hay không cũng không quan trọng. Ha ha! Huyền Thạc tiên sinh cũng không cần phải nôn nóng. Thật ra ta cũng không có ác ý, chỉ muốn mời ngươi tới đây một chút mà thôi. Ngươi nên nhớ, nếu ta muốn bắt ngươi thì có thể đưa thẳng ngươi tới nha môn. Tới lúc đó ngươi cho rằng người ta sẽ tin ngươi hay sao? Đương nhiên ta cũng tin rằng Huyền Thạc tiên sinh cũng không muốn gặp quan phủ đúng không?
Tào Bằng vừa nói vừa cười nhưng lại làm cho Huyền Thạch hết hồn. Y biết Tào Bằng nói có lý.
"Không biết hắn phát hiện ra điều gì?" Nghĩ tới đây, Huyền Thạc càng thêm lo lắng. Khi y nhìn thấy hai pho tượng phật đặt trong phòng thì theo bản năng nuốt nước bọt.
Tào Bằng đứng dậy đi tới bên cạnh pho tượng phật. Hắn giơ tay vuốt nhẹ pho Tượng khiến cho Huyền Thạc biến sắc.
- Năm Vĩnh Hán thứ nhất, Tiên đế băng hà, Thiếu đế kế vị. Đại tướng quân Hà Tiến ý đồ tiêu diệt thập thường thị không ngờ bị thập thường thị giết chết. Tịnh Châu mục, tướng quân Đổng Trác dẫn quân nhập kinh phế Thiếu đế. Sau đó hai mươi lộ chư hầu khởi binh đánh bại Đổng Trác. Đổng Trác quyết định rút quân khỏi Lạc dương. Có điều khi rút khỏi Lạc Dương, lão hạ lệnh di chuyển toàn bộ các nhà phú hộ. Những ai không đồng ý rời đi thì bị giết hết. Lúc ấy, người thực thi mệnh lệnh này chính là con rể của Đổng Trác - Tả Trung Lang tướng Lý Nho. Căn cứ vào những bản ghi chép, Lý Nho cướp được từ những nhà phú hộ không chịu đi được mấy vạn hoàng kim. Nhưng Đổng Trác rút quân nhanh chóng khiến cho Lý Nho không kịp vận chuyển số vàng đó lên xe thì chư hầu đã đánh tới Hổ Quan. Lý Nho hoảng hốt bỏ chạy, mấy vạn cân vàng đó biến mất. Rất nhiều người đều nghĩ số vàng đó đã được đưa tới Trường An. Cư sĩ nghĩ sao?
Hám Trạch dứng dậy nói tiếp lời của Tào Bằng.
- Năm Vĩnh Hán thứ ba, Đổng Trác bị giết, Lý Nho và con y biến mất. Hai năm sau, cũng là năm Sơ Bình thứ tư. Có một người tên là Viên tự xưng là người Kinh Triệu xuất gia ở Đông Lâm tự. Tới năm Kiến An thứ nhất, người này trở thành trụ trì của Đông Lâm tự. Cùng năm đó, Bạch Mã khanh ở Lạc Dương, cũng chính là Huyền Thạc tiên sinh ba lần thỉnh cầu mượn ấn tín và triện của Hồng Lư tự. Công tử lệnh cho ta tra án trong mười năm khiến cho ta phát hiện Huyền Thạc tiên sinh khi ở Lạc dương đã mấy lần tới Đông Lâm tự. Mà vào năm Kiến An thứ ba, Huyền Thạc tiên sinh bắt đầu sửa chữa năm trăm pho tượng phật, đồng thời nói là muốn tặng cho Đông Lâm tự.
- Như thế thì sao?
Huyền Thạc cảm thấy hết hồn.
Tào Bằng cười nói:
- Nhưng ta không tin mấy vạn cân vàng kia bị đưa tới Trường An. Tứ ca của ta cũng là Chu Bắc bộ vào lúc sắp chết từng nói với chị dâu ta hai chữ hồ đồ. Nhưng ta vẫn không hiểu nó có ý gì. Tứ ca nói ai hồ đồ? Mãi cho tới một ngày ta đứng trong phòng Tuyết Liên thì chợt nghĩ ra một ý... Lúc tứ ca chết có thể muốn để lại đầu mối gì đó. Mà khi đó tứ tẩu của ta do đang mất bình tĩnh chưa chắc có thể nghe rõ. Hơn nữa, tứ ca của ta lại là người Tiếu huyện, giọng nói vẫn có lẫn giọng địa phương. Hồ đồ và Phật (Phù đồ) có chút giống nhau... Phật? Tứ ca của ta muốn nói tới cái gì đây? Vào tháng ba, khi ta tới bờ Lạc Thủy thấy có người đẩy người khác xuống nước nhưng lại không tìm được thi thể. Chẳng qua lúc đó ta không có thân phận quan nên không điều tra mà phó thác cho tứ ca ta điều tra chuyện này. Nghĩ tới thì có thể tứ ca của ta có manh mối. Hắn cũng không rõ lắm ai giết người của hắn, cho nên trước khi chết để lại manh mối này. Năm trăm pho tượng phật ở chùa Bạch Mã được đúc ở Bắc Đặng. Lúc trước ta có giữ lại một cái xe, trên đó có dính một lớp đất đen. Loại đất này, ta đã cho Hám Trạch huynh điều tra thì thấy ở xung quanh Lạc Dương chỉ có Bắc Đặng sơn mới có. Vì vậy mà ta không tin hoàng kim bị đưa tới Trường An. Ta tin rằng trong lúc vội vàng, Lý Nho đã giấu mấy vạn cân vàng vào trong chùa Bạch Mã. Mấy năm sau, Đổng Trác bị giết, Lý Nho thay hình đổi dạng lần về Lạc dương. Y có thể lấy được số vàng nhưng lại không thể mang đi. Vì vậy mà y liền cho con của y tới xuất gia ở Đông Lâm tự rồi lấy cớ tạo năm trăm pho tượng phật để giấu vàng.
Vừa nói, Tào Bằng vừa nhấc chân đá mạnh vào pho tượng. Pho tượng Phật đổ ra đất mà nứt toác. Dưới ánh lửa, từ trong vết nứt toác xuất hiện ánh sáng màu vàng.
Ngay vào lúc Tào Bằng đá pho tượng, Huyền Thạc đứng bật dậy, kêu lên một tiếng còn Tào Bằng thì xoay người về chỗ, lấy một thanh trường đao, vỗ lên mặt bàn.
- Lý Trung lang! Ngươi còn gì để nói không?
-Ta không phải Lý Nho!
Huyền Thạc cúi đầu, môt hồi sau mới ấm ức nói:
-Vậy sao?
-Ta không phải Lý Nho!
Huyền Thạc lặp lại lần nữa.
Tào Bằng và Hám Trạch nhìn nhau, hiểu ý, không khỏi bật cười. Hai người đứng dậy, cùng nhau đi ra ngoài, để lại Huyền Thạc trong phòng.
Đương nhiên trong phòng lúc này, còn có hai pho tượng Phật một đứng, một nằm.
Huyền Thạc tự nhủ:
"Sáu năm tâm huyết, sáu năm tâm huyết, thành quả đã ở ngay trước mắt, lẽ nào lại bị hủy hoại trong chốc lát?"
Huyền Thạc ngẩng đầu ngắm nghía hai pho tượng phật, khóe miệng nhếch lên cười đắng ngắt.
Không sai, ta là Lý Nho!
Trong đầu y, cảnh tượng máu và lửa của sáu năm trước hiện ra, đan xen vào nhau.Vào lúc đó, Đổng Trác dời đô về Trường An, chiêu dụ con cháu thế tộc.Viên Thiệu sát hại Hàn Phức, sai người mang ấn tín về Ký Châu; Tào Tháo chiếm cứ Đông Quận, Đổng Trác đắc ý giữ chức tướng quân.
Về sau, Đổng Trác dần dần bất hòa với đám thuộc cấp Tây Lương, một lần nữa bắt tay với Vương Doãn và Lữ Bố. xem tại TruyenFull.vn
Thậm chí ngay con rể Đổng Trác, Lý Nho, người đã dốc sức giúp lão giành được thiên hạ, cũng bị xa lánh. Sau này, Vương Doãn liên tục dâng lễ phẩm, Lý Nho cảm thấy bên trong ắt có gian kế, bèn khuyên Đổng Trác từ bỏ Nhâm Tú, tặng cho Lữ Bố.
Kết quả là Đổng Trác nói: "Nếu như có người để mắt đến thê tử của ngươi, ngươi có bằng lòng dâng tặng nàng không?"
"Nhạc phụ, phu nhân của ta cũng là khuê nữ của ngài. Ta nguyện dâng tặng vợ không hối tiếc nhưng người đó phải có tài mới được."
Cũng chính vì chuyện đó, Lý Nho mới bị hạn chế giao du với bên ngoài.
Sau chuyện Đổng Trác náo loạn Phượng Nghi Đình, lão liền mang theo vợ con cùng Nhâm Tú rời khỏi đất Trường An tươi đẹp. Trước khi đi Đổng Trác còn mang theo phu nhân của Lý Nho cũng chính là khuê nữ của lão. Chính vì thế, hai phụ tử Lý Nho ở lại Trường An có chút đau lòng.
Tiếp đến sau này, liên hoàn kế của Vương Doãn thành công.
Lý Nho biết tin, nhưng cũng vô phương cứu Đổng Trác, liền mang theo đứa con là Lý Trứ chạy khỏi Trường An.
Ban đầu, Lý Nho dự định tìm đến nương tưạ Ngưu Phụ, cũng là con rể Đổng Trác. Chẳng ngờ y chưa chạy tới, Ngưu Phụ đã bị giết chết.
Mà Lý Thôi, Quách Ký chuẩn bị dẹp tan quân Tây Lương. Lý Nho cảm thấy tình hình bất ổn, lập tức cùng nhi tử trốn vào Nam Sơn. Không ngờ Giả Hủ xuất hiện, liền khuyên bảo Lý Thôi, Quách Ký xuất bộ quân bao vây Trường An, cứu vãn tình thế. Lý Nho biết về sau thế cục ở Quan Trung sẽ hỗn loạn.
Có lẽ sẽ có người nói, sao y không tìm tới Lý Thôi và Quách Ký nương nhờ?
Thích Truyện
Website dành cho những hội yêu thích và đam mê truyện, nơi bạn có thể thỏa sức hòa mình vào thế giới truyện, chia sẻ cùng những người thích truyện