Tào Tặc

Chương 677: Khai phủ nghi Đồng tam Ti

Trước Sau

Quan Vũ có chút mệt mỏi.

So với bộ dáng hăng hái trước kia thật giống hai người. Giờ phút này, ông dựa vào tường thành có thể nhìn trực tiếp hướng đi của quân Tào dưới đường cái.

Một gã quân y nhanh chóng rút đoạn mâu trên đùi hắn ra.

Một kích của Tào Bằng đã xuyên qua đùi ông. Tuy rằng Quan Vũ đã chém gãy một đoạn nhưng vẫn còn tồn đoạn mâu dài ba bước ở trong cơ thể. Quân y cẩn thận rút ra, máu tươi theo miệng vết thương phụt ra tung tóe, mà mặt Quan Vũ đỏ như quả táo giờ phút này lại trắng bệch như tờ giấy. Nhưng ông vẫn duy trì vẻ thản nhiên, giống như căn bản không có cảm giác đau đớn. Chỉ có tên Tiểu Giáo là có thể cảm nhận được bàn tay to của Quan Vũ đang nắm chặt cánh tay của gã, giống như muốn bóp nát cánh tay gã ra...

- Quân Hầu, tốt rồi!

Quân Y rút ra đoạn mâu, lau máu và băng bó đâu đấy cho Quan Vũ.

Quan Vũ gật gật đầu, đột nhiên mở miệng:

- Đỡ ta đứng lên.

Khi nói chuyện, chợt thấy phía cuối đường xuất hiện một thanh niên dưới sự nâng đỡ của người khác chậm rãi đi đến.

Quan Vũ đứng thẳng người đầy cảnh giác, bởi vì bọn họ nhận ra rõ ràng, người tới chính là Tào Đô Đốc đại danh đỉnh đỉnh.

- Nhị tướng quân, Bằng đặc biệt đến gặp mặt.

Giọng nói Tào Bằng khàn khàn, có chút yếu ớt.

Quan Vũ hào hùng nói:

- Mời.

Ông thẳng người, cố gắng không để lộ sự yếu ớt của mình.

Còn Tào Bằng dưới sự nâng đỡ của Điển Mãn và Hứa Nghi chậm rãi đi lên Trì Đạo.

- Tào Bằng đến chiêu hàng sao?

Tào Bằng cười:

- Cũng không phải, thật ra là tiễn Nhị tướng quân.

Mắt xếch của Quan Vũ nhíu lại, trong con mắt hiện lên tia lạnh lẽo, nhưng chợt ông lại cười:

- Đại đô đốc, quả nhiên ngươi là người thông minh.

Nếu ngươi dám chiêu hàng Quan mỗ, Quan mỗ lập tức đuổi ngươi xuống dưới thành.

- Nhị tướng quân trung nghĩa, người trong thiên hạ đều biết.

Trận chiến Giang Hạ là trận chiến theo chiều hướng phát triển, với tình huống lúc này của tướng quân vẫn không tiếc hết thảy mà muốn trở về hội hợp với Lưu Bị tại Trường Sa, thật là người trung nghĩa. Có lẽ ngàn năm sau, thế nhân sẽ nhớ mãi tên của tướng quân, là mẫu người anh hùng thiên hạ, mỗ sao có thể chiêu hàng?

Nói thật, một đời này của Quan Vũ không hề khác so một Quan Vũ thanh danh vang dội trên lịch sử.

Ông ta không chém Nhan Lương, giết Văn Sú, cũng không cưỡi ngựa đi ngàn dặm qua ngũ quan, chém sáu tướng....Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn cản việc Tào Bằng kính trọng Quan Vũ. Khi trở thành đối thủ, Tào Bằng sẽ không tiếc dùng mọi thủ đoạn để đối phó với Quan Vũ, nay đại chiến đã chấm dứt, thì mọi thủ đoạn cũng dừng lại. Tào Bằng và Quan Vũ, một đi lên Trì Đạo, một đi xuống Trì Đạo, yên lặng nhìn nhau rất lâu mà không ai mở miệng.

Sau một lúc lâu, Tào Bằng đột nhiên chắp tay vái chào:

- Nhị tướng quân, tạm biệt.

- Tiểu tặc, kiếp sau mỗ sẽ lấy đầu ngươi.

Tào Bằng mỉm cười:

- Kiếp này Bằng cũng không phải là đối thủ của tướng quân.

- Tiểu tặc, bảo trọng.

Trên mặt Quan Vũ nở nụ cười, chắp tay nói lời từ biệt với Tào Bằng.

Nhị gia ít khi tươi cười, luôn khiến người khác cảm nhận được sự uy nghiêm, nhưng lúc này lại mỉm cười khiến Tào Bằng cảm thấy Quan Vũ còn là có một mặt tính cách khác.

Dù sao đời sau vẫn lưu truyền Quan Nhị gia là người thần tính quá nặng.

Thật ra Nhị gia cũng chỉ là một người bình thường, có hỉ nộ ái ố, có thất tình lục dục.

Kiếp trước khi còn nhỏ, Tào Bằng vô cùng sùng bái Nhị gia, nhưng sau khi lớn lên, đọc mọi bình luận về Nhị gia, ví dụ như nói ông ta háo sắc, ví dụ nói ông ta giả tạo, như trên thực tế, anh hùng nào mà không háo sắc? Đó chỉ là bản năng của nhân loại...Sở dĩ khiến người ta nảy sinh sự chán ghét, có lẽ bởi vì ông ta đã từng quá mức tốt đẹp. Khi một người ở trên cao quá mức, đến cuối cùng sẽ bị người khác chỉ trích...

Tào Bằng rời đi dưới sự nâng đỡ của Điển Mãn và Hứa Nghi.

Quan Vũ vịn tay vào trường đao, nhìn theo bóng dáng Tào Bằng đi xa.

Một lát sau, dưới thành vang lên tiếng trống trận ầm ầm, Hứa Chử hạ lệnh công kích lên đầu thành! Vốn y còn muốn bắt sống Quan Vũ, nhưng sau khi Tào Bằng khuyên bảo, Hứa Chử thay đổi chủ ý, đó là một người trung nghĩa, tuyệt đối không thể quy hàng, lại càng không chịu để bị bắt sống. Nếu để Quan Vũ chịu nhục bị bắt sống thì thà để ông chết trận lừng lẫy còn hơn, đó mới không phụ cái tên thánh nhân Nhị gia đời sau.

Quân Tào bắt đầu phát động công kích lên đầu thành Đông Quan.

Mà Tào Bằng lại hoàn toàn không bận tâm tới, dưới sự nâng đỡ của Điển Mãn, Hứa Nghi bước về hướng cầu Đông Quan.

Phía sau, tiếng chém giết rung trời.

Thỉnh thoảng có tiếng kêu thảm thiết thê lương vọng tới bên tai.

Chẳng qua tiếng kêu liên tục này không quá kéo dài, khi Tào Bằng đi lên tới cầu Đông Quan, tiếng kêu ngừng lại. Cả người Tào Bằng chợt run lên, bước chân đột ngột dừng lại, nhưng hắn không quay dầu lại mà chỉ dừng ở cầu Đông Quan, nhìn lên trời cao, thật lâu không nói.

- Nhị ca!

- Ừ?

- Đưa ta về Hán Thọ đi.

- Hả?

- Chiến sự Hạ Tuyển chấm dứt, đại cục trận chiến Giang Hạ đã định rồi.

Lưu Bị đã mất lực phản kích, Giang Đông Tôn Quyền chắc cũng không có quyết định gì, mà đám người Thái Sử Từ chắc cũng rút lui hết rồi...

Chiến sự Kinh Nam đã không trì hoãn.

Ta muốn quay về Hán Thọ tĩnh dưỡng, đợi qua một chút thì trở về Hứa Đô.

- Trở về Hứa Đô?

Điển Mãn và Hứa Nghi đều không hiểu được tâm trạng lúc này của Tào Bằng.

Tào Bằng cười cười nói: - Ta mệt mỏi rồi!

Từ lúc ra nắm giữ quận Nam Dương tới nay đã hơn hai năm. Mà trong hai năm nay có thể nói Tào Bằng hao hết tinh lực chưa bao giờ có một ngày được nghỉ ngơi.

So với lúc trước ở quận Hà Tây, lần này chinh phạt Kinh Sở gần như hao tổn hết tinh thần của hắn.

Đúng vậy, hắn thật sự mệt mỏi!

Hai năm nay, hắn từng có chiến tích huy hoàng, cũng từng đau đớn mất đi bộ khúc.

Tại trận chiến Nam Dương có đám người Phó Dung chết trận; còn trận chiến Hạ Tuyển này lại mất đi ba bộ hạ Khấu Phong, La Mông, Lưu Thông.Tuy nói ba người này thời gian đi theo Tào Bằng không lâu, nhưng tình cảm thì vô cùng. Hắn không biết còn tiếp tục chiến đấu được nữa không, còn có thể mất đi thứ gì nữa không. Nhưng hắn không thể chịu đựng được sự thống khổ khôn cùng này, nếu cứ như vậy, thà rằng sảng khoái buông tay.

Hơn nữa Tuân Úc từng nói với hắn: Tất cả mọi việc nên làm đến bảy là đủ rồi.

Trận chiến Kinh Sở, Tào Bằng đã làm quá nhiều...Nếu lại tiếp tục cố làm nữa, sớm muốn gì cũng sẽ có nguy hiểm cao hơn.

Tào Tháo tin tưởng hắn, nhưng không có nghĩa là sẽ dễ dàng tha thứ cho hắn.

Và đợi khi Tào Tháo không chịu được những công lao của Tào Bằng, sợ là cũng là ngày mà hai người trở mặt.

Tào Bằng thật sự không muốn trở mặt với Tào Tháo, thà như vậy, không bằng rời đi sớm hơn. Về phần trận chiến Kinh Nam, hãy cứ để Tào Tháo phụ trách.

Dù sao từ khi Tào Tháo chinh phạt Kinh Sở tới nay, ngoại trừ thi triển quyền cước ở Giang Hạ nho nhỏ ra thì hầu như không có xuất ở địa phương nào.

Trận chiến Kinh Nam, là lúc mà Tào Tháo thể hiện vũ dũng với người Kinh Nam, loại thể hiện nổi bật này, Tào Bằng quyết không đi đoạt nếu không chắc sẽ gặp họa.

Điển Mãn và Hứa Nghi nhìn nhau, cuối cùng đồng ý với yêu cầu của Tào Bằng.

Tháng ba năm Kiến An thứ mười ba, trận chiến Giang Hạ chấm dứt.

Từ lúc chiến sự mở ra đến khi chiến sự chấm dứt tiêu hao mất thời gian một tháng. Trận chiến này, Tào Tháo đã lấy hết mười lăm huyện thuộc Giang Hạ, quân tiên phong tiến thẳng bức lấy Kinh Nam.

Còn Giang Đông Tôn Quyền thì cũng vì chiến lực quân Tào mà kinh sợ.

Quân Tào không dụng binh với Giang Đông, cũng khiến cho thủy quân Tôn Quyền khó mà thi triển.

Dưới tình huống như vậy, Tôn Quyền lệnh cho Chu Du làm Đại đô đốc, thống lĩnh thủy quân Giang Đông, trấn thủ Sài Tang, đồng thời Tôn Quyền hạ lệnh Bành Trạch tập kết binh mã để phòng ngừa quân Tào đánh lén. Sau khi an bài quân sự thỏa đáng, Tôn Quyền bắt đầu dùng thủ đoạn ngoại giao. Sau khi huyện Tây Lăng cáo phá, Tôn Quyền lập tức lệnh cho Trương Hoành làm sứ giả, dẫn đầu đoàn sứ giả qua sông đi ra khỏi Kinh Châu. Trước đây vẫn là Tào Tháo chủ động mưu cầu ngoại giao hòa đàm, còn Tôn Quyền vẫn biểu hiện ôn hòa, nhưng từ khi trận chiến Giang Hạ chấm dứt, Tôn Quyền không thể không thay đổi thái độ.

Lần này đi sứ, Tôn Quyền chủ động đề xuất đám hỏi, cũng bằng lòng để Tôn Thiệu đến Hứa Đô.

Nhưng không ngờ khi ông ta vừa phái sứ đoàn đi, sau đó lại nhận được tin tức: Mẹ con Tôn Thiệu đã rời khỏi tổ trạch Phú Xuân, tung tích không rõ.

Tôn Quyền nghe vậy lập tức kinh hãi.

Ông vội vàng phái người đi tới Phú Xuân điều tra, đồng thời lại sai người đuổi theo sứ đoàn, sửa Tôn Thiệu thành Tôn Lãng. Tôn Lãng là con út Tôn Quyền, tự là Tảo An, do Ngô Quốc Thái sinh ra, năm nay hai mươi tuổi. Tôn Thiệu mất tích đương nhiên cần có người thay thế. Nếu không thì nếu hôn sự này thành công mà không thấy tân lang, sẽ khiến Tào Tháo bất mãn.Ít nhất trước mắt Tôn Quyền không có dũng khí đi chọc giận Tào Tháo.

Tôn Lãng tuổi lớn hơn Tôn Thiệu một chút, nhưng dường như thích hợp hơn so với Tôn Thiệu.

Dù sao, Tào Tháo và Tôn Kiên là người đồng lứa, mà Tôn Thiệu và con gái Tào Tháo rõ ràng là kém đồng lứa, Tôn Lãng là bậc cháu, xứng với con gái Tào Tháo hơn. Dù sao hôn nhân chính trị, Tôn Thiệu cũng tốt, mà Tôn Lãng cũng thế, đối với Tôn Quyền và Tào Tháo mà nói, vấn đề cũng không khác gì nhau. Vấn đề là, mẹ con Tôn Thiệu đột nhiên lại chạy đi đâu? Hiện nay đang ở đâu?

Trong lòng Tôn Quyền cũng có chút đề phòng với Chu Du.

Ông nhận thấy, toàn bộ Giang Đông người có thể giúp Tôn Thiệu, chỉ có Chu Du.

Mà nay Chu Du làm Đô Đốc thủy quân, quản lý thủy quân Giang Đông, quyền thế kinh người... Mà Chu Du và Tôn Sách lại là bạn tốt tri kỷ, lại là anh em đồng hao. Dưới tình huống này, Chu Du trợ giúp Tôn Thiệu dường như là lẽ thường. Tôn Quyền thầm kinh hãi, ông lo lắng đằng sau việc chạy trốn của Tôn Thiệu là cất giấu nhiều tin tức. Cũng bởi vậy mà Tôn Quyền bắt đầu trở nên đa nghi, tính tình cũng trở nên bạo ngược.

Tháng ba năm Kiến An thứ mười ba là một tháng thời tiết rất đẹp.

Trong tháng này, Lưu Kỳ chết trận, Giang Hạ cáo phá, Quan Vũ tự sát tại Hạ Tuyển.

Dưới sự khuyên bảo của Tào Bằng, Hứa Chử không cắt lấy thủ cấp của Quan Bũ, mà sai người đem thi thể của cha con Quan Vũ đưa về cho Lưu Bị tại Lâm Tương.

Sau khi Lưu Bị được tin Quan Vũ chết trận đã khóc rống thất thanh.

Nếu không phải đám người Mã Lương liều chết ngăn cản, chỉ sợ Lưu Bị đã lập tức tập kết binh mã, chinh phạt Hạ Tuyển.

Nhưng dù vậy, tuy Lưu Bị không xuất binh nhưng toàn quân để tang, ông và Trương Phi ở bên sông Bạc La Giang, đón quan tài cha con Quan Vũ.

Tháng tư năm Kiến An thứ mười ba, cha con Quan Vũ được an táng bên sông Tương Giang.

Cùng tháng, Tào Tháo phát điếu văn, tế điện Quan Vũ, cũng hạ lệnh đình chiến, lệnh cho Tuân Úc dẫn bộ lui về Nguyên Nam, không được tiếp tục qua sông tấn công Ích Dương.

Từ khi chiến sự chấm dứt, Kinh Nam nghênh đón một đoạn thời gian hòa bình ngắn ngủi.

Gia Cát Lượng từ Giang Đông vội vàng trở về quận Trường Sa cùng với Lưu Bị thương thảo sách lược đối phó.

Lần này hành trình đi Giang Đông, trên cơ bản Gia Cát Lượng thất bại. Tuy nói đám người Chu Du, Lỗ Túc, Gia Cát Cẩn đông ý liên kết kháng Tào, bởi vì Tào Tháo khắc chế khiến cho trên dưới Giang Đông vẫn chưa thống nhất ý kiến. Tuy nhiên Tôn Quyền tỏ vẻ bằng lòng giúp đỡ Lưu Bị chống lại Tào Tháo.

Cũng đề xuất y sẽ phái người kiềm chế binh mã Giang Hạ, cũng cấp lương thảo đồ quân nhu, tuyển ngựa cho Lưu Bị,

Lưu Bị dù rất bất đắc dĩ nhưng cũng không thể không đối mặt với kết quả như vậy. Đồng thời, từ Tây Xuyên cũng truyền tin tức đến, Thái Thú quận Ba là Nghiêm Nhan rút binh, Lưu Chương đồng ý giúp Lưu Bị, cũng hứa hẹn xuất ba ngàn binh mã trợ giúp Lưu Bị chống lại Tào Tháo, theo tin tức mật thám truyền đến, tình hình Tây Xuyên hiện nay có chút không ổn, giá hàng tăng cao, vật tư tuy rằng phong phú nhưng so với trước kia thì rõ ràng là xuất hiện hiện tượng không đủ.

Đặc biệt địa khu Xuyên Nam có Nam Man đã rục rích ngóc lên.

Mà Trương Lỗ ở Hán Trung cũng như hổ rình mồi đối với Ích Châu.

Loại tình huống này có thể nói là loạn trong giặc ngoài, Lưu Chương có thể giúp đỡ Lưu Bị ba ngàn binh mã, coi như cũng đạt mức độ nào đó, dù sao bên trong nội bộ y cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết lại không dám làm Tào Tháo tức giận, đương nhiên có chút kiềm chế. Lưu Bị rất thát vọng, tuy nhiên vẫn phái Mã Lương đi sư Tây Xuyên, đi tới Thành Đô nói lời cảm tạ. Lưu Chương tỏ vẻ nếu Kinh Nam không thể ở được nữa thì nguyện mời Lưu Bị tới Tây Xuyên, ít nhất cũng cho Lưu Bị một chỗ dung thân.

Lưu Bị cảm động đến rơi nước mắt!

Tháng tư năm Kiến An thứ mười ba, Tào Bằng dẫn bộ trở về Hán Thọ.

Một trận chiến Hạ Tuyển khiến Tào Bằng tổn thất thê thảm và nghiêm trọng. Không nói đến ba người Khấu Phong chết trận, ba nghìn kiện tốt khi quay về Hán Thọ chỉ còn lại trên nghìn người.

Mà những ám sĩ mà Tào Bẳng tỉ mỉ tạo ra cũng chết thương hơn mười người. Tổn thất này còn hơn hai ngàn binh mã khiến Tào Bằng cảm thấy vô cùng đáng tiếc.

Thu hoạch duy nhất là hắn đã bắt Mã Tắc làm tù binh.

Đối với Mã Tắc, Tào Bằng không có thiện cảm nhiều lắm. Y đã tự ý thay đổi chủ trương trận chiến trên Nhai Đình trên lịch sử khiến cho Gia Cát Lượng vô cùng tin dùng.

- Đó là một kẻ tự cho là thông minh, một nhân vật kiểu như Triệu Quát. Nhưng Chính lại nghĩ, Mã Tắc này là người đọc đủ thứ binh thư, tinh thông mưu lược. Trận chiến Hạ Tuyển ngay cả Chính cũng không phát hiện ảo diệu trong đó, nhưng Mã Tắc lại cảm nhận được, người này ít nhất có thể trở thành một phụ tá ưu tú, có thể bổ khuyết, xứng với danh hiệu người giúp việc. Có thể dùng được Mã Tắc hay không, còn phải xem bản lĩnh của Tào Bằng!

Tào Bằng cảm thấy lời của Pháp Chính nói cũng có lý.

Trên thực tế, Mã Tắc trong lịch sử ngoại trừ trận chiến tại Nhai Đình ra thì cũng không có gì nổi bật.

Thất bại tại trận chiến Nhai Đình, nguyên nhân là Mã Tắc tự cho mình là thông minh, nhưng Gia Cát Lượng là người không hiểu người, không biết dùng người nên không thể truy cứu, lúc Lưu Bị hấp hối đã từng nói với Gia Cát Lương, Mã Tắc nói quá sự thật, không thể trọng dụng. Sự thật đã chứng minh tầm nhìn của Lưu Bị lớn mạnh hơn rất nhiều so với Gia Cát Lượng. Chẳng qua, càng về sau Gia Cát Lượng càng tín nhiệm Mã Tắc, mới khiến cho tên tuổi của Mã Tắc bêu danh thiên cổ.

Không những là chủ công không biết dùng hiền lương, còn không biết dùng người!

Tào Bằng suy nghĩ một chút, liền quyết định tìm cơ hội đi khuyên hàng Mã Tắc.

Tuy nhiên việc cấp bách hiện nay là phải quay về Hán Thọ trước. Thương thế trên người đã chuyển biến khá hơn, không còn là vấn đề lớn. Nhưng Hứa Chử vẫn không yên tâm, yêu cầu hai người Điển Mãn và Hứa Nghi lĩnh ngàn quân Hổ vệ đi theo hộ tống Tào Bằng, coi như là tâm ý của Hứa Chử.

Vốn quay về Hán Thọ phải thông qua khu vực đóng quân tại Giang Đông.

Nhưng bởi vì thủy chiến Động Đình khiến thủy quân Giang Đông tổn thất thê thảm và nghiêm trọng, cũng khiến cho con thuyền của Đỗ Kỳ không chỉ có thể hoành hành ở hồ Động Đình mà càng có thể tiến vào bạc La Giang.

Sự việc cho tới bây giờ là đại cục đã định.

Thái Sử Từ cũng biết gây khó xử cho Tào Bằng không có ý nghĩa gì.

Thà làm vậy, không bằng tặng một nhân tình, vì thế, Thái Sử Từ hạ lệnh cho Từ Thịnh thu lại thủy quân Giang Đông không được cản trở quân Tào thông hành. Cứ như vậy, Đỗ Kỳ dẫn thủy quan thuận lợi đón được Tào Bằng, sau đó lại từ dọc Bạc La Giang trở về Động Đình, về thẳng thành Hán Thọ.

***

Giang Hạ, huyện Tây Lăng.

Quách Gia vội vàng đi vào lều lớn trung quân.

Sau khi Tào Tháo chiếm lĩnh Lũng Tây vẫn chưa chiếm giữ Tây Lăng, mà hạ trại ngoài thành. Tiếp sau, ông bổ nhiệm Bàng Sơn Dân làm Thái Thú Giang Hạ, tiến thêm một bước làm ổn định nhân tâm kẻ sĩ Kinh Tương. Mà hiện nay Bàng Sơn Dân lại hiệp trợ Tào Bằng làm việc, cho nên tuy mệnh lệnh đã phát ra nhưng lại không thể nhậm chức ngay lập tức. Tào Tháo quyết định tạm đóng quân ở Tây Lăng, nói là ổn định Giang Hạ, thật ra là sợ làm kinh động Giang Đông.

Khi Quách Gia tiến vào lều lớn, Tào Tháo đang thương thảo với đám người Đổng Chiêu.

Căn cứ theo thế cục hiện nay, tiếp theo sẽ là bình định Kinh Sở. Trong trường hợp đó, trong trận chiến Giang Hạ, biểu hiện của Thái Mạo trong thủy quân Kinh Châu khiến cho Tào Tháo vô cùng bất mãn. Đó là bởi vì Thái Mạo trì hoãn kéo dài mới khiến cho Hạ Tuyển gặp phải trận đấu thảm liệt. Nếu không phải Trương Cáp hiến kế, Hứa Chử Từ Hoảng đến Hạ Tuyển kịp thời, nói không chừng Tào Bằng đã chết trận tại cầu Đông Quan rồi, mà Quan Vũ cũng phá vòng vây mà hội hợp được với Lưu Bị.

Từ các loại dấu hiệu cho thấy Thái Mạo không phải là người thích hợp thống lĩnh thủy quân.

Khi Kinh Sở bắt đầu dần dần vững vàng, Tào Tháo quyết định nhân cơ hội này bãi miễn Thái Mạo.

Nhưng ai sẽ là người tiếp nhận thủy quân từ tay Thái Mạo? Đó là vấn đề trước sau khó quyết định.

Biểu hiện của Đỗ Kỳ không tồi, được Thư Trung Tuân Úc rất tán thưởng, mà nay y lại là môn hạ của Tào Bằng, cho nên không phải lo lắng về lòng trung thành.

Vấn đề là năng lực Đỗ Kỳ rất khá, nhưng kinh nghiệm tư cách còn thấp.

Y có thể thống soái hai vạn thủy quân ở hồ Động Đình vững vàng, nói thẳng ra là sau lưng y có Tào Bằng ủng hộ.

Một người chưa trải qua nhiều chiến trận, lại không có kinh nghiệm sự từng trải, sao có thể tiếp nhận thủy quân? Cho dù là Tào Tháo đồng ý thì cũng khó mà phục chúng.

Dù sao người có kinh nghiệm và lý lịch dưới trướng Tào Tháo thật sự rất nhiều.

Ngay khi Tào Tháo và mọi người còn đang tranh luận thì Quách Gia tiến vào.

Sau khi nghe vấn đề của Tào Tháo, Quách Gia lại mỉm cười:

- Ta tưởng có chuyện gì, thì ra là vấn đề nay...Thật ra trong lòng Gia đã lựa chọn được một người, người này là Thái Thú một quận, chiến công hiển hách, hơn nữa còn xuất thân thủy quân, tinh thông thủy chiến. Chẳng qua những năm gần đây hắn thường ở Lục Thượng cho nên mọi người ít gặp. Nếu như người này làm Đại Đô đốc thủy quân thì là thích hợp nhất.

Tào Tháo nghe vậy ngẩn người!

Dưới tay ta có nhân vật này sao, sao ta lại không biết nhỉ?

- Ý Phụng Hiếu nói là ai?

- Đó là Thái Thú Hợp Phì Cam Ninh Cam Hưng Bá.

- Cam Ninh?

Đương nhiên Tào Tháo biết Cam Ninh là ai

Năm xưa chính ông đã rút Cam Ninh từ trong tay Tào Bằng, chớp mắt đã tám năm rồi, Cam Ninh nam chinh bắc chiến, đích thật là lập được không ít công lao.

Bởi vì Cam Ninh xuất thân là môn hạ của Tào Bằng, nên rất được Tào Bằng ủng hộ.

Cho nên uy vọng ở trong quân rất tốt, ngoài ra quan hệ giữa y và Tào Nhân Tào Hồng hay là Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên vẫn rất tốt. Mà sự phối hợp giữa Cam Ninh với Vu Cấm Tang Bá cũng rất ăn ý. Ở Hợp Phì ba năm, Cam Ninh đã tiến hành mấy chục cuộc chiến sự lớn nhỏ, thắng nhiều thua ít.

Quách Gia cười nói:

- Năm vừa rồi Hưng Bá rất nổi danh tại Ba quận.

Tại Nhu Tu Khẩu, hắn và Chu Thương phối hợp vô cùng ăn ý, mấy lần đánh tan thủy quân Giang Đông, kinh nghiệm phong phú. Nếu người này tiếp nhận thủy quân của Thái Mạo, chắc chắn người Kinh Châu cũng sẽ đồng ý.

- Ngươi nói Hưng Bá năng lực xuất chúng, thích hợp nắm giữ thủy quân, ta không có ý kiến.

Nhưng thủy quân Kinh Châu do Thái Mạo quản lý, mạo muội thu lại chức vụ của Thái Mạo, thế tộc Kinh Châu sẽ đồng ý sao? Ta cảm thấy rất khó.

Đổng Chiêu lập tức phản bác, hình như có chút không tán thành.

Quách Gia cười nói:

- Nguyên quán của Cam Ninh vốn là ở Kinh Châu, được coi như nửa là người Kinh Châu rồi.

Quan trọng nhất là, hắn từng là môn học của Hữu Học, hơn nữa rất được cha vợ Hữu Học coi trọng.Năm xưa là do Hoàng lão tiên sinh tiến cử Hưng Bá đến với Hữu Học, mà Hoàng lão tiên sinh lại là danh sĩ Kinh Châu. Uy vọng này còn vượt xa mấy người Khoái Việt Khoái Lương hay là những nhân vật nổi danh kiệt xuất ở Kinh Tương như Bàng Đức Công. Huống hồ Hoàng lão tiên sinh cũng xuất thân danh môn, Hoàng thị tại Giang Hạ cũng không hề kém Thái thị ở Tương Dương. Chỉ cần Hoàng Lão tiên sinh ra mặt, thì kẻ sĩ Kinh Châu chắc sẽ không xì xào. Ta nghe nói, Lão tiên sinh nay đang dạy học tại nói Phù Hí tại Huỳnh Dương! Thừa tướng có thể hạ lệnh đối xử tử tế với tộc nhân Hoàng thị, sai người tu sửa tổ từ Hoàng thị, đến lúc đó mời Hoàng lão tiên sinh hồi hương tế tổ, việc lớn sẽ thành công.

Mọi người nghe vậy không khỏi liên tục gật đầu tán thành.

Tào Tháo chỉ tay vào Quách Gia, cười nói:

- Vẫn là Phụng Hiếu nhạy bén đã có ngay chủ ý như vậy, quả thật là thiên tài.

Có lẽ Đổng Chiêu vẫn có chút không phục nhưng không dám phản bác.

Dù sao, chủ ý này của Quách Gia theo trước mặt mà thấy là thích hợp nhất. Hơn nữa phương diện này còn liên quan đến Tào Bằng, Đổng Chiêu không muốn bởi vì chuyện này mà bất hòa với Tào Bằng. Quan hệ giữa y và Tào Bằng không tệ, càng không cần nói y cũng có cổ phần trong tòa Phúc Chỉ Lâu của Tào Bằng.

Nếu chọc giận Tào Bằng, cái mất còn nhiều hơn.

Lập tức, Đổng Chiêu cũng gật đầu nói:

- Cam Hưng Bá đúng là người thích hợp.

- Một khi đã như vậy, việc này để Công Nhân an bài.

Việc thủy quân Kinh Châu không thể tiếp tục để kéo dài, nhiều nhất qua tháng sáu phải giải quyết xong. Về phần phía Hoàng Công, ta sẽ phái người tới nói tốt cho người, chắc không có vấn đề gì lớn.

Tốt lắm hôm nay giải tán ở đây.

Chư công an bài cho tốt, qua ngày mai Trương Hoành dẫn sứ đoàn đến, chưa chắc đã tránh một trận giương thương múa kiến, mọi người phải tận lực hết sức.

- Chúng ta sẽ tận tâm tận lực.

Đám người Đổng Chiêu rời khỏi lều lớn trong quân, nhưng Quách Gia không rời đi.

Tào Tháo hỏi:

- Phụng Hiếu có chuyện gì sao?

- Văn Hòa gửi thư nói Hứa Đô có biến.

- Hả?

Tào Tháo chấn động, vội ra hiệu Quách Gia đem thư trình lên.

Sau khi Tào Tháo chiếm được Hứa Đô liền phái Giả Hủ làm trấn thủ Hứa Đô, giám sát sự vụ.

Bởi vì Tuân Úc nhận lời mời của Tào Bằng từ Hứa Đô đi tới Kinh Châu, cho nên sự vụ lớn nhỏ Hứa Đô đều do Giả Hủ quản lý.

Quách Gia đem thư trình lên, rồi sau đó đứng ở một bên, không nói lời nào. Tào Tháo sau khi xem xong thư, trên mặt toát lên tia lạnh lùng.

- Việc này là thật?

- Lý Ứng xưa nay không kém, Văn Hòa làm việc xưa nay cẩn thận. A Phúc cũng từng nói người này tỉ mỉ, chưa từng có sai lầm.

Hơn nữa ta cũng từng nghe, gần đây Phục Hoàn và Lâm Nghi Hầu có chút hành động.

Nếu như Gia không để ý, chỉ sợ sớm muộn cũng sẽ gây thành họa lớn. Trận chiến Kinh Châu nhất thời vẫn chưa chấm dứt hẳn, thừa tướng cần sớm quyết định để tránh họa về sau.

- Ý Phụng Hiếu là....

- Nay Văn Nhược không ở Hứa Đô, là lúc có thể động thủ.

- Ngươi biết ý ta không phải là vậy, chỉ có điều suy nghĩ kỹ, người nào ra mặt thỏa đáng?

Quách Gia lộ vẻ do dự, cúi đầu trầm ngâm.

Sau một lúc lâu, hắn kiên quyết ngẩng đầu, trầm giọng nói:

- Việc này, hãy mời Đình Úy ra mặt toàn quyền phụ trách.

Chỉ có điều, cần một người mạnh mẽ mới có thể trấn uy được cục diện này. Gia nghĩ đến A Phúc, nhưng ta nghe nói hiện tại hắn bị thương tại Hạ Tuyển, hiện đã quay về dưỡng thương. Hai năm này hắn đã lao lực đủ rồi, hãy để hắn trở về, cũng có thể gặp mặt người nhà.

Tào Tháo lại trầm mặc!

- Phải là a Phúc sao?

- Không phải hắn thì còn ai nữa.

- Nay hắn đang ở đâu?

- Nghe nói đã về Hán Thọ.

- Việc này để ta suy nghĩ đã...

Tào Tháo có vẻ có chút do dự, sau một lúc lâu hạ giọng nói:

- Trước hết cứ nghênh đón sứ đoàn Giang Đông, rồi sau đó quyết định sau.

- Vâng!

- Phía a Phúc, tốt nhất ngươi phái một người đi một chuyến.

Trận chiến Hạ Tuyển khiến hắn tổn thất thê thảm và nghiêm trọng. Ta nghe nói, bốn nha tướng thân vệ bên người hắn thì đã chết trận ba người, đoán chừng tâm trạng hắn không tốt lắm, đứa nhỏ đó rất trọng tình cảm, ngày thường tuy kiên cường nhưng lại là người trọng tình cảm. Chết trận ba người cần phải an bài thỏa đáng cho người nhà họ, đồng thời trấn an tâm lý các tướng sĩ. Trước đó vài ngày ta được tặng ít rượu ngon, hãy lấy ba mươi bầu mang đến Hạn Thọ.

Truyền lệnh của ta, thăng Hữu Học làm Hậu tướng quân, Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ti.

Quách Gia ngẩn ra, chợt hiểu tâm tư Tào Tháo.

Ở mức độ nào đó, Tào Tháo đã đồng ý đề nghị của mình.

Tướng quân Đông Hán có các danh hiệu Đại tướng quân, Phiêu Kỵ tướng quân, Xa Kỵ tướng quân, Vệ tướng quân và Tiền, Hậu, Tả, Hữu tướng quân. Trong đó Đại tướng quân là vị trí trên tam công, Phiêu kỵ tướng quân, Xa kỵ tướng quân và Vệ tướng quân vị trí dưới tam công lại trên Cửu khanh; mà các chức vị tướng quân còn lại là dưới Cửu Khanh. Vốn các vị trí tướng quân này không phải là thường trị, nhưng từ thời trung kỳ Đông Hán tới nay, Thái Hậu lâm triều xưng đế, ngoại thích nhiều tranh giành chức vị Đại tướng quân, cùng với Thái phó tam công, cũng xưng là Ngũ phủ. Từ đó về sau, tướng quân có thể mở phủ, có thể thiết lập phụ tá chuyên môn.

Tào Bàng vốn là Hoành Dã tướng quân, chức vụ tương đương tướng quân được thiết lập trong thời gian chiến tranh, hết chiến tranh thì hủy bỏ.

Tuy rằng Tào Bằng vẫn còn tồn tại Mạc phủ, nhưng dù gì cũng không có biên chế chính thức.

Mà hiện tại, Tào Tháo thăng Tào Bằng làm Hậu tứng quân, lệnh kỳ Khai phủ Nghi Đồng Tam Ti, chẳng khác nào đã biên chế chính thức cho Tào Bằng.

Dựa theo quy củ, tướng quân mở phủ, thuộc phủ có Trưởng Sử, Tư Mã, có hai người làm Trung Lang, hai mươi chín người làm Duyện Chúc, ba mươi mốt người làm Lệnh Sử Ngự. Hơn nữa, tướng quân lấy bản số lĩnh quân, có phòng bộ khúc, Giáo úy. Tào Tháo tự ý mở phủ thừa tướng, đã giành được quyền lực Khai Phủ lớn nhất. Tuy nói Hậu tướng quân là dưới Cửu Khanh, nhưng quyền lực quá nhiều. Lưu Bị thân là hoàng thân quốc thích nhưng cũng chỉ là Tả tướng quân, vẫn không bằng Hậu tướng quân. Có thể nói, Tào Tháo cấp quyền Khai Phủ cho Tào Bằng, ở mức độ nào đó cũng biểu lộ địa bị của Tào Bằng ở phủ Thừa tướng.

Nhưng cái giá phải trả thì sao?

Quách Gia thầm cười khổ: Chỉ mong sau này A Phúc không trách cứ ta là được!

***

Đầu hạ, nhiệt độ ở Kinh Nam tăng lên.

Ban ngày nóng như lửa, ban đêm có mưa phùn khiến thời tiết trở nên ẩm ướt, oi bức. Rất nhiều người quen với thời tiết phương bắc nên vẫn có chút không quen.

Tào Bằng cũng vậy, nên khi dưỡng thương ở Đô Đốc phủ mà càng cảm thấy khó chịu.

Chiến sự Kinh Nam tạm thời đình chỉ, cũng bởi vậy mà Võ Lăng đã nghênh đón một khoảng thời gian yên bình.

Lại Cung phái người đến thăm hỏi Tào Bằng, báo rằng Bàng Sơn Dân sắp đảm nhiệm Thái Thú Giang Hạ. Đối với việc này, Tào Bằng sớm đã có chuẩn bị nên không hề kinh ngạc.

Miệng vết thương đã dần khép lại, nhưng muốn hoàn toàn bưng kín vẫn cần một thời gian nữa.

Tào Bằng bị một đao của Quan Vũ làm bị thương còn ác liệt hơn so với vết thương mà Tào Bằng đâm Quan Vũ.

Ở mức độ nào đó hắn đã bị thương đến kinh mạch. Sau khi Hoa Đà đến Hán Thọ chẩn bệnh cho Tào Bằng, đã cảnh cáo Tào Bằng: Trong ba tháng không được động thủ cùng người khác, nếu không chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Cho nên, Tào Bằng đành phải ngoan ngoãn hàng ngày ở trong phủ Đô Đốc dưỡng thương.

Tuân Úc đã quay về Tác Đường, nghe nói ít hôm nữa sẽ tới Giang Hạ.

Những việc ở Hán Thọ, từ lớn đến nhỏ đều có ba người Tưởng Uyển, Pháp Chính và Trương Tùng xử lý nên Tào Bằng cũng nhàn nhã.

Vào một ngày, Tào Bằng hẹn với Hoàng Trung chuẩn bị ra chơi thuyền ở hồ Động Đình.

Chợt có người tiến đến bẩm báo:

- Thái Sử Từ phái người tiến đến, nói rằng có bày yến tiệc mời Đại Đô đốc đến dự.

Tào Bằng lập tức ngây ngẩn cả người!

Thái Sử Từ mời ta dự tiệc, lại là ý gì?

- Có nói rõ là khi nào không?

- Ba ngày sau, trên hồ Động Đình.

Tào Bằng nhíu mày, lưỡng lự.

Hắn không có chút qua lại gì với Thái Sử Từ, thậm chí ngay cả mặt mũi cũng chưa từng gặp. Tuy nhiên, thật ra Tào Bằng khá khâm phục người này, dù sao kiếp trước hắn cực kỳ kính trọng và yêu thích một viên Đại tướng, một là Tôn Sách, Thái Sử Từ cũng được tính là một. Trong võ thần Giang Đông, Tào Bằng yêu thích không nhiều người lắm. So sánh ra, có lẽ trong diễn nghĩa nói nhiều điều không hay về Chu Du, cho nên Tào Bằng cũng không quá yêu thích Chu Du.

- Mời quân sư và Trưởng sử tiến đến.

Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, liền quyết định hủy bỏ kế hoạch hôm nay.

Chỉ chốc lát sau, Pháp Chính, Trương Tùng và Tưởng Uyển đều tiến đến.

Tào Bằng đem tình huống nói lại tường tận, sau đó hỏi:

- Thái Sử Từ và ta không hề có qua lại, bỗng nhiên thiết yến tại hồ Động Đình, không hiểu là có ý gì?

Ngay cả ba người Pháp Chính cũng không hiểu!

Nói chung, loại mở tiệc chiêu đãi này ít nhất cũng phải có chút ít giao tình, nhưng Tào Bằng và Thái Sử Từ không quen biết nhau, cho nên cũng không thể nói là có giao tình. Song phương lại là đối địch, tuy nói chiến sự Kinh Nam đã ổn định, nhưng trước sau vẫn là quan hệ địch – ta. Lúc này mời Tào Bằng đến chỉ sợ là có dụng tâm. Nhưng đó là dụng tâm gì? Đám người Pháp Chính cũng không đoán ra.

- Đại đô đốc quản lý chiến sự Kinh Nam, quyền cao chức trọng không nên dấn thân mạo hiểm.

Tưởng Uyển không cần tìm hiểu Thái Sử Từ, lập tức phản đối.

Nhưng Trương Tùng lại nói:

- Cũng không hẳn vậy, nguyên nhân chính là Đại đô đốc quyền cao chức trọng nên càng không thể dễ dàng cự tuyệt, để tránh bị Thái Sử Từ châm biếm châm chọc.

- Là mặt mũi quan trọng hay là tính mạng quan trọng?

- Đại Đô đốc là nhân vật đại diện cho Thừa tướng ở Kinh Châu, đương nhiên mặt mũi quan trọng.

- Chẳng nhẽ vì mặt mũi, mà ngay cả tính mạng cũng không màng?

- Hừ, theo ta thấy, chưa chắc Thái Sử Từ đã có gan này.

- Vĩnh Niên nói cũng không sai,nhưng chỉ vì Thái Sử Từ “chưa chắc” mà khiến Đại Đô đốc dấn thân vào nguy hiểm sao, đây chẳng phải là trò đùa quá mức sao?

Tào Bằng và Pháp Chính chưa nói gì, Tưởng Uyển và Trương Tùng đã tranh chấp.

Một lát sau, Pháp Chính mở miệng:

- Lần này Thái Sử Từ mời tiệc, chắc không có ác ý.

Sứ đoàn Giang Đông sắp đến Giang Hạ,chắc cũng không dám làm loạn vào lúc này. Theo ta thấy, Đại đô đốc có thể đi tới dự tiệc. Chỉ có điều phải cẩn thận một chút, lệnh cho Đỗ Bá Hầu dẫn bộ đi theo, nếu chẳng may Thái Sử Từ có quỷ kế, cũng có thể bảo vệ Đại đô đốc chu toàn.

- Đúng vậy...đúng vậy, lời Hiếu Trực nói rất có lý.

Tưởng Uyển và Trương Tùng lập tức ngừng tranh chấp, gật đầu tán thành.

Nhưng Tào Bằng lại không nói gì.

Hắn trầm ngâm không nói, thật lâu sau sau đột nhiên cười to.

Chỉ thấy cả người hắn dựng thẳng lên, cười to nói:

- Lời Hiếu Trực nói có lý, ta đoán Thái Sử Từ kia không làm gì được ta.

Nếu đã vậy, nói lại với người của Thái Sử Từ là ba ngày sau ta sẽ đến dự tiệc, đồng thời muốn xem Thái Sủ Từ có dụng tâm gì?

Trước Sau

Thích Truyện
Website dành cho những hội yêu thích và đam mê truyện, nơi bạn có thể thỏa sức hòa mình vào thế giới truyện, chia sẻ cùng những người thích truyện