Cuối tháng mười năm Kiến An thứ tư, Trương Tú quy hàng.
Từ đó, quận Nam Dương bị chia làm hai, tính từ huyện Tự Tắc ở phía bắc thuộc về Tào Tháo, chiếm hai phần ba, ước chừng hai mươi sáu huyện. Huyện Cộng Ngạt của quận Nam Dương và Nhương Huyện ở phía Nam thuộc về Lưu Biểu, chỉ chiếm một phần ba diện tích.
Trương Tú quy hàng vẫn gây ra nhiều xáo động.
Trước đây, khi Tào Tháo công phạt Uyển Thành đã chết mất một người con trai, một người cháu, nhưng y không so đo mà vẫn tiếp nhận Trương Tú, thể hiện mình rộng lượng, công tư phân minh. Hơn nữa, sau khi Trương Tú quy hàng, Tào Tháo vẫn cho Trương Tú đóng giữ ở Nam Dương, bảo thái thú Nam Dương là Mãn Sủng trở về Hứa Đô tiếp nhận chức đình úy. Tiếp đó, Tào Tháo lại phong cho Trương Tú làm Dương Vũ tướng quân đóng quân ở Uyển Thành, còn thu xếp cho con thứ ba là Tào Thực cưới con gái của Trương Tú làm vợ. Lúc này, Tào Thực tuy mới bảy tuổi nhưng tài năng xuất chúng hơn người, rất được Tào Tháo yêu thương. Trương Tú vì vậy mà yên lòng.
Trương Tú quy hàng, lập tức làm xáo trộn kế hoạch của Lưu Biểu.
Lúc này, đám người Mi Chúc từ Hoài Nam đã đến Kinh Tương, xin Lưu Biểu thu nhận.
Sau khi Lưu Biểu suy nghĩ kỹ, liền không phản đối gì, thậm chí còn ôn tồn trấn an đám người Mi Chúc, còn nhường xã Đường Tử cho đám bọn họ đóng tại đó.
Đồng thời, Lưu Biểu cũng bảo Mi Chúc tìm cách liên lạc với Lưu Bị.
Trong thư nói: Ngươi với ta cùng là dòng họ Hán thất, vốn nên giúp đỡ nhau.
Hiện giờ, thiên hạ đại loạn, triều cương Hán Thất suy tàn, gian tặc làm loạn triều chính. Vì thế, xin Huyền Đức nể tình hoàng tộc đến Kinh Châu hiệp trợ.
Đây là một biến cố mà Lưu Biểu không tính trước được. Khi ở Nhữ Nam, gã tuyệt nhiên không nghĩ Trương Tú sẽ quy thuận Tào Tháo.
Hiện giờ, Trương Tú quy hàng khiến cho phía nam của Hứa Đô lập được một lá chắn chắc chắn, đồng thời càng mở rộng cửa Kinh Tương. Bất cứ lúc nào Tào Tháo cũng có thể tiến công đánh Kinh Châu, xử lý Lưu Biểu. Chính vì thế, Lưu Biểu mới nghĩ tới Lưu Bị. Nếu Trương Tú không quy hàng Tào Tháo thì Lưu Biểu tuyết đối sẽ không thu nhận Lưu Bị. Nhưng giờ dù ông ta có sẵn lòng thu nhận, dường như cũng không còn kịp nữa rồi.
Lưu Bị đã từ Thanh Châu đến Hàm Thành, được Viên Thiệu rất coi trọng. Mà sắp tới Viên Thiệu thảo phạt Tào Tháo, Lưu Bị không dễ dàng rời khỏi Viên Thiệu.
Tóm lại, cục diện dường như trở nên phức tạp hơn.
Tào Tháo ở Hứa Đô bắt đầu bố trí sắp xếp, lệnh cho Thịnh Phách xuất binh đến hai quận Đông Bình và Bắc Hải, mục đích chính là muốn làm lệch hướng chú ý của Viên Thiệu để y không được manh động. Mùi hỏa dược càng ngày càng nồng nặc hai bên bờ sông Hoàng Hà, thế cục hai bên hết sức căng thẳng.
Tháng mười một, Kỳ Huyện đón trận tuyết đầu mùa của năm Kiến An thứ tư. Trận tuyết không quá lớn nhưng gió tuyết khiến cho trời đột nhiên trở rét.
Tào Bằng theo Tào Cấp đến Tiếu Huyện, để được quy tông nhận tổ. Tuy nhiên việc quy tông nhận tổ không phải là một việc đơn giản.
Người xưa vốn coi trọng họ hàng, dòng họ. Tào Bằng là người từ kiếp sau đến, vốn không thể tưởng tượng nổi chuyện này. Phải đối chiếu người trong cả một thế hệ xem có đúng không, ngày sinh tháng đẻ, những việc đã trải qua cũng như các việc khác nữa. Việc xác nhận mỗi một thế hệ trong gia phả rõ ràng mới được coi như thông qua cửa đầu tiên để quy tông mà thôi. Sau đó, họ hàng còn phải hỏi rõ những sự việc Tào Cấp từng trải qua.
Chờ cho mọi việc đều được xác nhận xong thì mới chọn ngày lành để quy tông nhận tổ.
Chuyện này còn là do có Tào Tháo đốc thúc, chứ nếu không thì càng mất thêm nhiều thời gian. Tào Bằng không sốt ruột lắm. Dù sao Hứa Đô không có chuyện lớn gì, hắn có thể thả lỏng người, thoải mái ngắm cảnh trí xung quanh Tiếu Huyện, cũng có khi theo Tào Cấp thăm hỏi các bậc đại lão trong dòng họ để tạo mối quan hệ thân thiết.
Dòng họ Tào thị lớn cỡ nào?
Rất lớn!
Theo Tào Đằng tính toán, Tào thị còn phân ra làm ba chi.
Đến thế hệ Tào Tháo, chẳng qua chỉ là tông phòng, cũng chính là con cháu đích truyền, ngoài ra còn phân thêm mười chi nữa. Mà những phân phòng khác nhiều vô số, cũng có hơn mười phòng nữa. Toàn bộ dòng họ Tào thị cộng lại, chỉ tính riêng con cháu họ Tào đã có hơn một nghìn người, chưa kể đến những mối quan hệ thân thích rắc rối kia.
Tào thị và Hạ Hầu Thị có quan hệ cực kỳ thân mật. Đồng thời, Tào thị còn có quan hệ chặt chẽ với hàng loạt gia tộc Hoa thị khác cùng thời.
Hoa thị hiện giờ không còn hiển hách nữa. Hơn nữa, tông phòng của gia tộc này cũng không nằm ở đất Tiếu Huyện, mà đến từ bên ngoài. Nhưng Hoa thị đã ở Kỳ Huyện lâu năm, thậm chí còn có lịch sử lâu dài hơn cả hai nhà Tào thị và Hạ Hầu thị. Tông phòng của Hoa thị nằm ở huyện Cao Đường, quận Bình Nguyên, người nổi danh nhất bây giờ là thái thú Dự Chương, hiện đang giữ chức Khách khanh ở phủ Tôn Sách, tên là Hoa Hâm - Hoa Tử Ngư. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nhánhcủa Hoa thị đã có chút bất hòa. Hoa thị ở Cao Đường và Hoa thị ở Kỳ Huyện đã sớm đoạn tuyệt, không còn qua lại với nhau nữa.
Hoa thị ở Kỳ Huyện lấy việc chữa bệnh làm nghề chính. Dòng họ có gần ngàn người.
Nghe ra thì cũng không kém cỏi, nhưng so sánh với Tào thị và Hạ Hầu thị thì rõ ràng kém xa.
-Ngươi nói Hoa Đà cũng là người nhà Hoa thị?
Tào Bằng kinh ngạc hỏi.
Người trước mặt Tào Bằng là một người thuộc hàng con cháu nhà họ Tào, tên là Tào Dung. Gã là con cháu tông phòng, nhiệm vụ chính là tiếp đãi phụ tử Tào Cấp và Tào Bằng. Hai người ngồi trên tửu lâu tán gẫu nói chuyện phong thổ của Kỳ Huyện, vô tình nói đến các danh gia vọng tộc ở nơi này lúc nãy.
Nhắc tới vọng tộc thì tất nhiên không thể không bàn tới Hoa thị ở Tiếu Huyện.
-Đúng vậy, y thuật của lão nhân kia cực kỳ cao minh. Hai năm trước, tổ bà sinh bệnh, chính là lão nhân kia đã ra tay chữa trị. Chỉ có điều ông ta quanh năm ở bên ngoài, chu du tứ phương, không thường xuyên ở nhà. Nhưng mà năm ngoái, sau khi từ Niết Dương trở về thì hắn không ra khỏi cửa. Ta nghe người ta nói ông ta ở nhà biên soạn sách thuốc gì đó, cả ngày đóng cửa từ chối tiếp khách, không gặp mặt bất cứ ai. Lão nhân kia tính tình khá cổ quái. Đang êm đẹp thì cần gì phải viết sách thuốc? Với bản lĩnh của ông ta, mở một y quán ở Đàm Huyện thì thế nào cũng làm ăn thịnh vượng. Thế nhưng ông ta vẫn khăng khăng không chịu, nên đành phải dựa vào sự giúp đỡ của người trong họ. Trước kia nghe người ta nói ông ta đắc tội với một vị đại nhân trong họ nên họ cố ý cắt đứt tiền chu cấp hàng tháng của ông ta.
-Nói như vậy, gia cảnh của Hoa Đà không tốt?
-Đâu phải là không tốt, là vô cùng tồi tệ.
Tào Bằng khẽ động lòng. Hắn vẫy tay ra hiệu Hạ Hầu Lan lại gần:
-Cầm danh thiếp của ta đến Hoa phủ một chuyến, nói cho Hoa Đà, hỏi ông ta có muốn đảm nhận chức Thiếu Phủ thái y lệnh hay không. Nếu như ông ta đồng ý thì số y thư truyền thống của Tây Tạng ở Thiếu phủ có thể cho ông ta tùy ý xem xét. Mặt khác, nói với ông ta, tướng phó Trương Cơ đang ở Hứa Đô.
Ở Đông Hán, địa vị thầy thuốc không được xem trọng lắm.
Trong triều đình lập ra hai thái y viện.
Một y viện thường phụ trách chữa bệnh cho dân nghèo. Ví như Hồi Xuân y quán ở Hứa Đô là do thái thường quản lý. Nếu như không có sự chấp thuận của thái thường thái y lệnh thì Tiếu Khôn cũng không được bốc thuốc hành nghề. Người đang nhậm chức thái thường thái y lệnh là Đổng Hiểu, vốn là học sinh của Trương Trọng Cảnh. Người này nhờ Tào Bằng tiến cử, chữa hết bệnh cho Quách Gia mà được đề cử. Đến nay, hắn ở Hứa Đô đã ba năm. Sau khi được Tuân Úc tiến cử chức thái thường thái y viện, đảm nhận chức thái y lệnh, đã làm khá tốt.
Còn thái y viện thứ hai thì thuộc về Thiếu phủ, chuyên chữa bệnh cho cung đình và các gia tộc quyền quý trong triều. Sách thuốc qua nhiều thế hệ được lưu lại trong thái y viện của Thiếu phủ, người thường vốn không thể nào xem được. Thái y viện của Thiếu phủ thoải mái hơn nhiều so với thái thường thái y viện, phúc lợi cũng tốt hơn nhiều, tuy nhiên trách nhiệm lại nặng nề hơn.
Trước đây, thiếu phủ thái y lệnh tên là Cát Bình, nhưng vì liên lụy vào án Y Đai Chiếu cho nên cả nhà bị tịch thu tài sản và xử tội.
Cát Bình chết đi, chức thiếu phủ thái y lệnh không có người đảm nhiệm. Chức vụ này không phải là ai cũng có thể đảm nhận được, không chỉ phải có y thuật cao minh mà còn phải có người ra mặt bảo đảm. Phàm là thái y lệnh tức là người thầy thuốc có y thuật cao nhất. Trước đây, từng có người đề cử Trương Cơ nhưng bị y từ chối. Thái y lệnh của Thiếu phủ hưởng lộc sáu trăm thạch. Mà Trương Cơ từng làm thái thú Trường Sa, bình thường hưởng hai ngàn thạch. Làm sao để một người từng hưởng bổng lộc thái thú hai ngàn thạch quay về nhận chức thái y lệnh sáu trăm lượng, chẳng phải là bị giáng chức sao? Hơn nữa, Trương Cơ không thiếu thốn gì, cho nên cuối cùng y đã không nhận chức này. Cũng vì nguyên nhân như vậy nên chức thái y lệnh của Thiếu phủ vẫn còn khuyết.
Tào Bằng hiểu rất rõ việc này vì trước khi hắn rời khỏi Hứa Đô, Thiếu phủ Lưu Diệp từng tình cờ nói đến Hoa Đà với Tào Cấp.
Những năm cuối thời Đông Hán, khi Trương Trọng Cảnh vẫn còn chưa biết ở phương nào thì đã xuất hiện Đổng Phụng – được xưng tụng tam đại thần y, y thuật cao minh. Trương Trọng Cảnh nổi tiếng với hậu thế về tài chữa bệnh thương hàn. Đổng Phụng thì được xưng là Hạnh Lâm thần ý. Nhưng nếu nói nổi danh nhất thì vẫn chính là Hoa Đà. Ông không giống với Trương Trọng Cảnh, mà thường xuyên ngao du thiên hạ, chữa khỏi rất nhiều chứng bệnh nan y quái lạ, hơn nữa phương pháp cũng hết sức kỳ lạ.
Ông từng viết một bộ "Thanh nang thư" nhưng rồi lại đích thân đốt đi. Hậu thế truyền lại một bộ "Trung Tàng Thư", nhưng nghe nói không phải là y thuật của Hoa Đà. Đối với lịch sử của ngành y học, đó có thể nói là một tổn thất lớn.
Sách sử nói, Hoa Đà vì không muốn chữa bệnh cho Tào Tháo, cho nên bị Tào Tháo giết chết.Dã sử ghi lại, Tào Tháo đau đầu, Hoa Đà hiến kế mổ đầu chữa bệnh, Tào Tháo nghi ngờ nên cuối cùng đã giết chết Hoa Đà. Nhưng hình ảnh sâu sắc nhất mà Hoa Đà lưu lại trong mọi người chính là chuyện Hoa Đà cắt xương trị độc cho Quan Vân Trường. Đối với chuyện này, từ nhỏ Tào Bằng đã rất thích thú.
Về sau, hắn lại biết được Hoa Đà đã sáng tạo ra Ngũ Cầm Hí, là thủy tổ quyền thuật Trung Quốc. Nhưng có điều Ngũ Cầm Hí thời hậu thế có phải là chân truyền hay không, không ai rõ cả.
Tào Bằng nghe Tào Dung nói đến Hoa Đà thì lòng thầm suy đoán. Thời đại này có được một thầy thuốc tốt thì đúng là một cách hộ mệnh tốt. Nếu có thể lưu Hoa Đà lại thì vẫn có thể xem như là một biện pháp tốt. Ít nhất tương lai Tào Tháo cũng chưa không đến nỗi nghi ngờ mà giết hại Hoa Đà. Chức thái y lệnh không phải là một lựa chọn tồi cho Hoa Đà:
-Hữu Học, ngươi muốn tiến cử Hoa Đà làm thái y lệnh?
-Đúng vậy.*
Tào Dung nhìn xung quanh thấy không có người bèn hạ giọng nói:*
-Chuyện này ngươi tốt nhất nên suy nghĩ kỹ rồi hãy làm. Hoa Đà này… nên nói thế nào nhỉ, có chút kỳ dị.Năm đó từng có người thấy ông ta trộm xác chết, còn bị quan phủ trị tội nữa. Ngươi mạo hiểm đề cử ông ta đến thái y viện, nếu chẳng may xảy ra sự tình gì thì đến lúc đó ngươi cũng rước thêm phiền toái vào người. Người này tật xấu không ít, vả lại có phần cổ quái.*
-Ăn cắp xác chết?*
-Đúng vậy. Chuyện này lúc đó rất ầm ĩ. Ta cũng từng nghe gia phụ nói qua. Năm đó, Hoa Đà vừa mới ba mươi tuổi. Một tối, ông ta lén lút chạy đến nghĩa trang đi đào huyệt mộ, trộm xác chết. Có người nói, người này ăn thịt người chết nên tới trộm thi thể. Khi quan phủ truy tìmông ta, liền phát hiện trong nhà ông ta có rất nhiều thi hài, máu thịt không còn, chỉ còn lại xương cốt trắng dã. Người ta hỏi ông ta máu thịt đâu thì ông ta lại không nói được.*
-Có việc như vậy ư?*
Tào Bằng giật mình, thoáng do dự.*
-Vậy lúc đó ông ta nói thế nào?*
-Cha ta lúc đó làm việc trong nha môn, từng nghe qua khẩu cung của ông ta.Hoa Nguyên Hóa nói, ông ta đào những thi thể kia lên vì muốn kiểm tra nguyên nhân cái chết, tìm kiếm chứng bệnh. Dù sao thì cũng không có ai tin chuyện này cả.Sau này, có một người chú họ bỏ tiền ra để chuộc tội cho ông ta nên ông ta mới thoát khỏi lao tù. Về sau, ông ta không muốn ở lại Kỳ huyện nữa nên mới đi ngao du khắp nơi. Hơn mười năm sau, khi ông ta trở về, y thuật đã cao minh hơn rất nhiều. Chỉ có điều người này càng trở nên kỳ quái hơn.*
Giải phẫu học!*
Trong đầu Tào Bằng đột nhiên hiện lên một ý nghĩ.Đời sau còn có ý kiến nói Hoa Đà chính là thủy tổ của ngành giải phẫu học.Cạo xương trị độc cho Quan Vân Trường, mổ đầu Tào Tháo chữa bệnh, hình như đều liên quan đến nguyên lý giải phẫu học.Như vậy, nguyên nhân Hoa Đà giải phẫu thi thể cũng có thể hiểu được. Sinh viên y học thời sau, người nào lại không trải qua chuyện này?*
Tào Bằng nghe Tào Dung giải thích xong, không những không chùn bước, ngược lại càng củng cố quyết tâm cứu vớt Hoa Đà.*
Tào Tháo khẳng định biết rõ Hoa Đà.Hai người không chỉ là đồng hương, tuổi tác cũng hơn kém nhau không nhiều.Tào Tháo sở dĩ không tin tưởng Hoa Đà có thể do những việc xấu năm xưa.*
Ngẫm nghĩ một lúc, Tào Bằng đột nhiên đứng dậy nói với Tào Dung:* Bạn đang xem tại Truyện FULL - truyenfull.vn
-Đại huynh, ta muốn tự mình đi đến thăm Hoa Đà, không biết đại huynh có thể dẫn đường không?*
-Nhưng…
-Ngươi không hiểu. Năm xưa, có một vị phương sĩ khi biết được sức khỏe của ta, đã từng nói: thân thể con người đúng là cấu tạo kỳ diệu. Nếu như không thể rõ ràng quan sát thì khó lòng mà nắm bắt được quy luật. Ta cảm thấy Hoa Đà năm xưa trộm thi thể ngoài mục đích muốn nắm rõ cấu tạo thân thể còn muốn đoán trước nguyên nhân bệnh tình. Đó là một nhân tài hiếm có, nếu bỏ qua, chỉ sợ ngày sau hối hận không kịp.*
Nếu những gì Tào Bằng nói là do người thường nói ra thì sẽ bị người ta xem là kẻ điên. Nhưng hắn có đại danh lừng lẫy, Tào Bát Bách, đệ tử của Ngọa Long Khổng Minh tiên sinh. Nói cách khác, hắn nói ra điều gì thì trong mắt người thường đều giống như lời dạy của bậc chuyên gia. Đây chính là tầm quan trọng của thanh danh. Có thanh danh nói cái gì cũng đều có người tin theo.*
-Lại có sự việc như vậy sao?*
Tào Dung không khỏi vô cùng kinh ngạc, vội vàng đứng dậy, dẫn Tào Bằng đi ra khỏi tửu lầu.*
Hoa Đà không ở trong thị trấn Kỳ Huyện mà ở vùng ngoại ô.Vì thanh danh thời trẻ không tốt cho nên không ai muốn làm hàng xóm với ông ta. Vì thế, Hoa Đà sống một mình, trơ trọi bên bờ sông, bốn phía hoang vắng. Một căn nhà nhỏ nhìn rất tồi tàn, lạnh lẽo, không khỏi khiến người ta e dè.*
Tào Dung dẫn Tào Bằng đến, gõ cửa.Một lát sau, một lão nhân tóc bạc đi ra, trừng đôi mắt đục ngầu, hỏi:*
-Các ngươi tìm ai?*
-Xin hỏi, đây có phải nhà của Hoa Đà tiên sinh?*
-Phải.*
-Tại hạ là Tào Bằng, là con cháu họ Tào ở Kỳ Huyện, làm Bắc Quân Trung Hậu, đặc biệt đến viếng thăm tiên sinh.*
-Lão gia nhà ta nói, ai cũng không tiếp.*
Tào Dung nghe được, lập tức giận tím mặt.*
-Ngươi…
Tào Bằng kéo Tào Dung lại, nhìn ông lão già nua, đột nhiên mỉm cười.*
-Ta biết Hoa tiên sinh bị nhiều uất ức, lại không có người nào hiểu cho. Tuy nhiên, ta có một câu, xin nhờ lão nhân gia gửi lời cho Hoa tiên sinh. Xin hãy nói với Hoa tiên sinh, ta hiểu rõ ông ta đang làm gì. Giải phẫu thi thể không phải là việc yêu ma quỷ quái, mà là tạo phúc cho sinh linh, là chuyện tốt. Có một số chuyện, nếu đã làm thì xin ông ấy hãy kiên trì đến cùng. Kẻ bất tài này tuy chỉ là một Bắc Quân Trung Hậu nhưng xin nguyện làm người đảm bảo cho Hoa tiên sinh, tiến cử ông ấy làm thái y lệnh của Thiếu phủ, có thể đọc tàng thư của Thiếu phủ.Nếu như ông ấy vẫn kiên trì tiếp tục, ta sẽ nghĩ cách cung cấp đủ số thi thể cho ông ấy tiếp tục nghiên cứu.Tóm lại, kẻ bất tài này có thể hiểu được việc làm của Hoa tiên sinh. Nhưng nếu ông ấy bỏ dở nửa chừng, ý chí chỉ có vậy thì ta đây cũng không nói nữa. Ta sẽ nán lại ở Kỳ Huyện một thời gian. Nếu như Hoa tiên sinh nghĩ thông suốt thì có thể tới tìm ta bất cứ lúc nào. Ta sẽ ở trong quan dịch bên cạnh huyện nha. Người khác không hiểu thì không có nghĩa là có thể buông bỏ. Người khác hiểu lầm thì lại càng không nên lấy đó làm lý do để chán nản. Xin Hoa tiên sinh bảo trọng.*
Dứt lời, Tào Bằng kéo Tào Dung đi.*
-Hữu Học, ngươi thực lòng vì ông ta mà tìm thi thể sao?*
Tào Dung nhẹ giọng hỏi khẽ.Tào Bằng nhẹ nhàng gật đầu.*
-Nếu ông ta muốn tiếp tục thì ta sẽ nghĩ mọi biện pháp để chuẩn bị xác chết cho ông ta.*
-Điên rồi. Thật sự là điên rồi.*
Tào Dung khẽ lắc đầu.Gã nguyện tin tưởng Tào Bằng, nhưng những gì Tào Bằng làm, gã vẫn có chút không hiểu.*
Những chuyện như thế nay, gã vẫn ít tham dự là hơn.
******
Một ngày giữa tháng tháng mười một năm Kiến An thứ tư, một bài hịch bỗng được truyền khắp đại giang nam bắc.*
"Thường nghe rằng: Bậc minh chúa gặp nguy mà chế biến, kẻ trung thần lo nạn nước mà tùng quyền. Cho nên, có người phi thường rồi sau mới có việc phi thường. Có việc phi thường rồi mới có công lao phi thường.
Thế mà có kẻ nhân được thể, hung hăng tàn bạo, chiếm cứ liên miên, hại người hiền, giết người ngay.*
Thái thú Cửu Giang quá cố Biên Nhượng là bậc anh tài trí tuấn vĩ, thiên hạ đều biết tiếng, nhìn ngay nói thẳng, không lời dua nịnh nên bị người giết chết. Nắm quyền, tự tung tự tác, ức hiếp thiên tử. Khinh nhờn vương thất, làm bại hoại pháp chế, rối loạn kỷ cương, ngồi khuynh loát cả Tam đài, chuyên chế hết cả triều chính, muốn thưởng ai mặc lòng, muốn giết ai cứ nói. Yêu ai thì làm rạng tới ba đời, ghét ai thì giết cả ba họ. Ai tụ tập luận bàn thì bị chém công khai. Ai bí mật dị nghị thì bị giết thầm lén. Trăm quan phải ngậm miệng, người đi đường chỉ đưa mắt cho nhau, k<font color="black"hông ai dám nói tiếng nào. Chức thượng thư chỉ còn biết ghi chép buổi triều hội Công Khanh, ngồi đứng cho có vị.*
<font color="black"Ai lấy được thủ cấp Tào Tháo sẽ được phong hầu năm mươi vạn hộ, thưởng tiền năm mươi vạn.Những Thiên, Tỳ, Tướng, Hiệu, ai đem quân đến hàng, đều không bị hỏi han gì cả. Ta sẵn sàng mở rộng đường ân tín, ban thưởng tuyên dương cho ngay. Nay làm tờ hịch này bố cáo khắp thiên hạ, để bốn phương biết rằng Thánh triều đang bị cái nạn câu thúc nguy cấp!
Như pháp lệnh!"
Người viết bài hịch văn này tên là Trần Lâm, tự Khổng Chương, là người Quảng Lăng, Từ Châu.Người này từng làm bộ hạ dưới trướng chủ soái đại tướng quân Hà Tiến. Hà Tiến vì muốn giết thập thường thị nên từng triệu dũng tướng khắp nơi, dẫn binh đe dọa thái hậu. Lúc đó, Trần Lâm từng phản đối, nhưng không được Hà Tiến nghe theo. Sau Hà Tiến chết, Trần Lâm lánh nạn ở Ký Châu rồi quy thuận Viên Thiệu, vì thế mới có bài hịch này.
Bài hịch mắng Tào tặc này là do Trần Lâm viết ra theo lệnh của Viên Thiệu.*
Gần đến cuối năm, Tào Tháo đau đầu, nằm trên giường, không dậy nổi, nhưng sau khi đọc xong bài hịch này, toàn thân y toát mồ hôi lạnh, bật người ngồi dậy.*
Viên Thiệu làm thế là muốn ta khai chiến rồi!*
Tuy rằng Tào Tháo đã sớm chuẩn bị trước cho việc khai chiến nhưng khi thực sự tuyên chiến, y vẫn không tránh khỏi lo sợ.*
Y vội vàng gọi Quách Gia.*
-Phụng Hiếu, ngươi đã đọc qua bài hịch của Viên Thiệu chưa?*
Quách Gia nói:*
-Gia đã đọc qua.*
-Ý Phụng Hiếu như thế nào?*
-Viên Thiệu đã quyết tâm khai chiến ngay lúc cuối năm này.Tuy nhiên chủ công không cần phải để ý đến Viên Thiệu. Chủ công và Viên Bản Sơ sớm muộn gì cũng sẽ đánh một trận. Đây là việc chúng ta đã sớm đoán trước. Hiện giờ, Viên Thiệu có trăm vạn hùng binh, nhưng như vậy cũng không có gì phải sợ. Chủ công có thể bảo Thịnh Phách ghìm chân Viên Đàm, lệnh Văn Viễn trấn thủ Hà Nội để kiềm hãm binh mã Tịnh Châu. Như vậy là có thể gạt bỏ hai cánh quân của Viên Thiệu. Mà theo Gia phỏng đoán thì binh lực thực sự mà Viên Thiệu có thể huy động chỉ có hơn mười vạn binh. Chủ công xin cứ yên tâm. Chỉ có điều, Viên Thiệu không đáng sợ.Người mà Gia lo nghĩ chính là tiểu bá vương Giang Đông.*
-Ngươi nói con sư tử của Tôn gia ư?*
-Đúng vậy.*
Trong mắt Quách Gia hiện lên một ánh mắt sắc bén.*
-Tôn Sách hiện giờ hùng bá sáu quận Giang Đông, thực lực bành trướng. Văn có Trương Tử Bố, võ có Chu Công Cẩn, lại có thêm Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Đương và các lão thần Giang Đông. Nếu như hắn và Viên Thiệu liên kết lại cùng chinh phạt Từ Châu thì nhất định sẽ thành đại họa.Chủ công, Gia nghĩ rằng việc an bài từ năm ngoái đã có thể thực hiện được rồi.Chỉ cần loại trừ Tôn Bá Phù, Giang Đông nhất định sẽ loạn. Đến lúc đó chủ công có thể toàn lực đánh Viên Thiệu rồi.*
Con ngươi Tào Tháo lóe lên, dường như y đang lầm bầm độc thoại:*
-Con sư tử ở Giang Đông kia thật đúng là cái mối họa trong lòng ta.*
Quách Gia nghe đượcliền mỉm cười.*
Thích Truyện
Website dành cho những hội yêu thích và đam mê truyện, nơi bạn có thể thỏa sức hòa mình vào thế giới truyện, chia sẻ cùng những người thích truyện